Aa

Bất động sản 24h: Cần tăng cung nhà ở bình dân tại TP.HCM

Thứ Sáu, 13/05/2022 - 10:30

Cần tăng cung nhà ở bình dân tại TP.HCM; Hà Nội sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi bị thu hồi đất... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Cần tăng cung nhà ở bình dân tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố quý I/2022.

Theo đó, trong quý I/2022, Sở Xây dựng TP.HCM đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn bán sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 5 dự án, với tổng số 1.172 căn nhà, giảm 84,6% so với quý IV/2021, giảm 66% so với cùng kỳ quý I/2021.

Thị trường phát triển chưa ổn định, nguồn cung dự án tăng - giảm không đều, hiện đang có xu thế lệch về phân khúc bất động sản cao cấp. Cần có điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân cần phải điều chỉnh tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số người dân.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nắn dòng vốn theo hướng khơi thông chứ không bóp nghẹt

Tại hội thảo: “Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam” do Reatimes và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, để thị trường bất động sản phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, Chính phủ nên “nắn” chứ không nên thắt chặt dòng vốn vào bất động sản. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng hiến kế để kiểm soát được việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đúng hướng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, hiện nay có quá nhiều ách tắc dẫn đến những tiềm năng và cơ hội trên thị trường bất động sản chưa thể phát triển. Những vụ việc tiêu cực xảy ra trong thời gian qua chỉ là một bộ phận nhỏ của thị trường chứ đó không phải là bức tranh chung. Không nên chỉ dựa vào một vài hiện tượng riêng lẻ mà có những biện pháp thắt chặt lại, làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.

"Nhìn từ bài học trong chống dịch Covid-19, không thể vì một nhà có F0 mà đóng cửa cả làng, chúng ta cũng không nên đối xử với thị trường bất động sản như vậy", ông Lộc nói.

Cũng theo chuyên gia này, nếu ở đâu đó trên thị trường bất động sản có vấn đề thì cần tạo điều kiện “hạ cánh mềm” để không bóp nghẹt thị trường. Bởi, một khi các gọng kìm cùng siết lại sẽ khiến thị trường không thể tiếp tục phát triển được nữa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhận diện vai trò “đầu kéo” của thị trường bất động sản trong nền kinh tế

Một nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam mới đây cho thấy, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 14%. Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường. Khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành bất động sản tăng 1.000 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 191 tỷ đồng.

“Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành bất động sản thay đổi giảm 10% thì GDP sẽ giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%. Tiếp theo đó là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%)…”, báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản chỉ rõ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi bị thu hồi đất

Nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi, mỗi hộ gia đình được giao 1 suất tái định cư bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương và không vượt quá diện tích bị thu hồi.

Từ ngày 16/5/2022, TP. Hà Nội áp dụng Quyết định số 20/2022/QĐ-UBND do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hiện thực hóa các giải pháp phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng… trào lưu công trình xanh tại các nước phát triển được xem là mô hình lý tưởng cho các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, công trình xanh đã trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt hiện nay. Tuy nhiên, việc tiếp thu kinh nghiệm thế giới như thế nào là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho đất nước vừa phát triển vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc.

Bên cạnh việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, cần quan tâm đến khía cạnh nhân văn, khai thác lợi thế của các địa phương trong việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam và phát triển bền vững của đất nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top