Aa

Bất động sản 24h: "Khủng hoảng pháp lý" đất nền, bất động sản Đà Nẵng lao đao

Thứ Tư, 11/09/2019 - 10:30

"Khủng hoảng pháp lý" đất nền, bất động sản Đà Nẵng lao đao;Nguồn cung nhà ở ảm đạm, bất động sản cho thuê tăng sức hấp dẫn... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

"Khủng hoảng pháp lý" đất nền, bất động sản Đà Nẵng lao đao

Phân tích được bà Đặng Phương Hằng - Tổng giám đốc Điều hành CBRE (Việt Nam) nhấn mạnh khi trao đổi với PV tại Họp báo tổng quan thị trường BĐS 2019 tổ chức tại Đà Nẵng sáng nay.

Theo bà Hằng, thời gian qua, việc giao dịch trong thị trường BĐS phân khúc đất nền đều là giao dịch riêng lẻ giữa các cá nhân với nhau. Do đó, rất khó trong việc xác thực thông tin để đánh giá tình hình hơn là việc xác thực thông tin thị trường thông qua các chủ đầu tư.

Ảnh minh họa

Với tư cách là đơn vị nghiên cứu thị trường BĐS, CBRE (Việt Nam) thấy rằng, không riêng gì thị trường đất nền tại Đà Nẵng, mà tất cả các thị trường chủ chốt khác của Việt Nam (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) trong cuối năm 2018 và nửa đầu năm 2019 đều gặp một tình trạng chung, đó là giao dịch về đất nền đang “lao đao”, lao dốc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cháy Công ty Rạng Đông: Là sự cố đáng tiếc, Thành phố đang làm hết sức!

Tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 10/9, dù không có nội dung liên quan tới vụ cháy nhà xưởng Công ty Rạng Đông nhưng nhiều phóng viên báo chí đã đặt câu hỏi về quan điểm của Thành uỷ Hà Nội cũng như lãnh đạo UBND thành phố về vụ việc cũng như các luồng thông tin mâu thuẫn xung quanh vụ việc.

Các vấn đề phóng viên đề nghị lãnh đạo ban Tuyên giáo Thành ủy làm rõ là: Vì sao không có nội dung họp về vụ việc này dù đang rất nóng bỏng và nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận? Các thông tin về mức độ ô nhiễm ở khu vực xảy ra vụ cháy có rất nhiều luồng khác nhau, trong khi chính quyền Hà Nội khẳng định môi trường an toàn thì nhiều người dân vẫn rất lo lắng trước cảnh báo từ nhiều đơn vị chuyên môn như Tổng cục Môi trường... Nhiều hộ gia đình đã phải di tản, nhiều học sinh đã phải nghỉ học vì lo ngại ảnh hưởng của vụ cháy.

Vậy, quan điểm của Thành ủy ra sao, thành phố có ý kiến gì để người dân yên tâm?

Bên cạnh đó, đại diện một số báo cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền thành phố, quận Thanh Xuân trong việc giải quyết hậu quả sau vụ cháy, trong đó có việc thu hồi văn bản cảnh báo của UBND phường Hạ Đình và việc kiểm điểm trách nhiệm người ký văn bản cảnh báo nguy cơ ô nhiễm người dân phường Hạ Đình...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguồn cung nhà ở ảm đạm, bất động sản cho thuê tăng sức hấp dẫn

Thống kê của CBRE Việt Nam cho thấy, Hà Nội hiện có khoảng 11 triệu dân, TP.HCM 12 triệu dân, trong khi chỉ có khoảng 260.000 căn hộ, con số này quá ít so với nhu cầu.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, số lượng dự án chào bán ra sụt giảm nhất định so với cùng kỳ năm 2018, nếu mua để đầu tư thì bắt đầu có ít lựa chọn hơn. Do vậy, sản phẩm thay thế là sản phẩm sở hữu có thời hạn bắt đầu nhận được sự quan tâm của người mua. Bên cạnh đó, khách hàng đang có xu hướng thuê căn hộ để ở, nhất là tại TP.HCM, tỷ lệ thuê đang gia tăng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, nhu cầu làm việc ở trung tâm gia tăng, trong khi nhà ở tại các quận ven đô, giao thông ùn tắc thường xuyên, nên nhiều gia đình trẻ đã lựa chọn thuê nhà tại khu vực các quận trung tâm thay vì mua.

Hơn nữa, nhiều chuyên gia nước ngoài cùng gia đình đến các thành phố lớn của Việt Nam làm việc nên thuê nhà hiện là giải pháp tối ưu nhất bởi sở hữu nhà đối với người nước ngoài vẫn còn những rào cản nhất định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bản sắc Hồ Tây trước cơn lốc đô thị hoá

Nằm phía Tây Bắc của nội thành Hà Nội, Hồ Tây vốn được bao quanh bởi hành lang xanh với các kiến trúc mềm mại theo lối làng đan xen phố, một đặc trưng của kiến trúc Hà Nội. Từ năm 1995, quận Tây Hồ được thành lập đã ôm trọn Hồ Tây và khu vực xung quanh. Vùng đất này bước vào một quá trình đô thị hóa ồ ạt để trở thành trung tâm mới của Thủ đô trong tương lai.

TS. KTS Lê Phước Anh

Biểu hiện rõ nhất cho quá trình đô thị hóa đó có lẽ phải kể đến khu vực Tây Hồ Tây. Theo chủ trương của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, khu vực phía Tây Hồ Tây sẽ đón hàng loạt trụ sở bộ, ban, ngành hàng đầu, 13 đại sứ quán và các văn phòng tổ chức phi Chính phủ...

Đặc biệt, hướng đến khu vực này sẽ là một trong những nơi tập trung khu kinh tế đón đầu thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Do vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hình thành các khu đô thị mới là điều dễ hiểu. Nhưng để lưu giữ được nét đặc trưng của vùng đất giàu bản sắc trong các khu đô thị đó lại là điều không dễ dàng.

Reatimes đã có cuộc trò chuyện với TS. KTS Lê Phước Anh - giảng viên khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội xoay quanh câu chuyện trên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hoà: Thiết lập đường dây nóng nhằm siết chặt tình trạng gom đất, phân lô bán nền

UBND TP Nha Trang giao Phòng Quản lý đô thị tiếp nhận, tham mưu cho thành phố cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho người dân đối với các trường hợp tách thửa và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 8/7/2019; đối với các trường hợp tách thửa và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất sau ngày 8/7/2019 mà không đúng quy định của UBND tỉnh thì tham mưu thành phố từ chối cấp giấy phép xây dựng.

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà cho biết hiện nay, thời gian qua các tổ chức, cá nhân đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận khách hàng, dẫn đến thông tin, quảng cáo không đúng sự thật, làm méo mó thị trường BĐS và gây nhiều rủi ro cho người mua. Về lâu dài, việc tự phân lô sẽ dẫn đến tình trạng quá tải hạ tầng, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, gây ra tình trạng ngập úng…

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà cũng cho biết thêm vài năm trở lại đây, thị trường BĐS tại địa phương có biểu hiện co lại, tính thanh khoản chậm. Các sản phẩm BĐS đưa ra thị trường giảm do có một số chính sách thay đổi. Tuy nhiên, phân khúc đất nền lại phát triển tràn lan, khó kiểm soát. Một số cá nhân tự gom đất nông nghiệp, tự lập bản đồ 1/500 và đặt tên cho dự án để bán khi chưa có phép hoặc triển khai không đúng quy định của Nhà nước. Đặc biệt, hạ tầng cơ sở tại những khu vực này không đủ điều kiện để kết nối với quy hoạch chung của khu vực hoặc thành phố.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top