“Làm doanh nghiệp mới biết, thời gian làm thủ tục là… vô tận”
Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Viện Đào tạo, tư vấn và phát triển kinh tế (IDE) và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung mội số điều Luật Xây dựng năm 2014.
Hội thảo với chủ đề “Cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản hiện nay” đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại diện cơ quan quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM.
Một trong những vấn đề được đại diện các doanh nghiệp nêu tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng năm 2014 là có biện pháp rút ngắn quy trình, thời gian các thủ tục hành chính.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Chúng tôi thấy "sốc" khi quá trình chuyển đổi đất đai ở Việt Nam quá dễ dàng”
Tại hội thảo" Thúc đẩy đô thị hóa để thu hẹp khoảng cách phát triển: Vai trò của đô thị hóa trong thập kỷ tới' do Ngân hàng thế giới và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức, các chuyên gia kinh tế đã bàn luận xoay quanh trình bày về các kết quả nghiên cứu ban đầu về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam của vị đại diện Ngân hàng thế giới.
Theo đại diện Ngân hàng thế giới - ông Zhiyu Jerry Chen, thành công kinh tế đáng chú ý của Việt Nam kể từ Đổi mới đã được xây dựng dựa trên năng lực cạnh tranh trong sản xuất chi phí thấp và có sự thúc đẩy của khu vực FDI, đã được in dấu ấn về mặt không gian và cơ cấu đô thị hóa và công nghiệp hai cấp.
Ba bộ chính sách riêng biệt đã dẫn đến những thành công trong việc mở cửa ra thị trường thế giới là hạn chế dịch chuyển lao động theo không gian (tức là hệ thống hộ khẩu); thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn và dư cung đất đai; tạo ra cân bằng không gian mạnh mẽ trong phân phối nguồn lực tài chính.
Các chính sách này đã góp phần làm cho mô hình tăng tưởng tương đối “đồng đều và phân tán” về mặt không gian, dựa vào lao động chi phí thấp và mở rộng đất đai, thay vì tăng hiệu quả.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng: Phân khúc sáng nhất thị trường
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, bao gồm các sản phẩm như biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ - khách sạn hay sự hiện diện của các mô hình quần thể du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được đầu tư bởi những doanh nghiệp lớn đã khiến cho sức hút bất động sản tăng lên tại mỗi địa điểm mà chúng tọa lạc.
Để hiểu rõ những bệ đỡ tiềm năng cho phân khúc này trong hiện tại và tương lai, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
"Năm 2019, thị trường bất động sản nói chung ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt tín dụng của Nhà nước cũng như những vướng mắc pháp lý, sự chặt chẽ hơn trong việc rà soát, cấp phép các dự án mới. Tuy nhiên, tổng các giao dịch trên thị trường bất động sản, trong đó có 2 phân khúc vẫn duy trì tốt là căn hộ để ở, nằm ở vị trí không quá xa trung tâm; thứ hai là sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có khả năng tạo ra dòng tiền cho những người thích kinh doanh", ông Hà nhận định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quận Ba Đình báo cáo Thành phố thế nào về chung cư ngõ 260 Đội Cấn?
Sau khi Reatimes đăng tải bài viết “Nguy cơ hỏa hoạn tại chung cư ngõ 260 Đội Cấn: Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý”, đã có rất nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng chính quyền TP. Hà Nội cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tồn tại ở chung cư tai tiếng này.
Có thể nói, khi TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại Khu Tập thể Văn phòng Trung ương Đảng – gọi tắt là Dự án (số 44, ngõ 260 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội), nhiều người dân khu vực mong chờ một điểm sáng về hạ tầng đô thị, tạo một không gian sạch đẹp và văn minh hơn.
Thế nhưng, trái với sự kỳ vọng ấy, người dân sống trong con ngõ 260 Đội Cấn hằng ngày đang phải thấp thỏm lo âu, vì nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu điều không may mắn đó xảy ra, chắc hẳn chủ đầu tư (CĐT) và chính quyền địa phương không thể chối bỏ trách nhiệm. Thời gian qua, CĐT đã bị người dân sinh sống tại ngách 42 ngõ 260 “tố” tự ý lập bãi gửi xe thu tiền, gây nguy hiểm về phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Rủi ro "chôn vốn" khi đầu tư đất nền gần khu công nghiệp
Theo các chuyên gia trong ngành, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam. Đã có một số doanh nghiệp lớn di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam như Hanwha, Yokowo, Shuafu, Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis…
Báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho biết, trong nửa đầu năm 2019, cả nước có 326 khu công nghiệp đã được thành lập, với tổng diện tích 95.500 ha. Trong đó, có 251 khu công nghiệp đã hoạt động với diện tích 60.900 ha (lấp đầy 74%), 75 khu công nghiệp (29.300 ha) đang xây dựng, đền bù và giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, còn có 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000 ha.
"Việt Nam trở thành địa chỉ thu hút với đội ngũ lao động trẻ và chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định và một trong những nước có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới - tất cả các yếu tố cho thấy môi trường đầu tư khá hấp dẫn", ông John Campbell, Tư vấn cao cấp, Phòng Dịch vụ công nghiệp của Savills nói và cho biết thêm, các nhà sản xuất đang gia tăng sự chú ý vào các tỉnh miền Trung, trong khi các chủ đầu tư trong thị trường công nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp để tạo nguồn cung mới cho thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây