Aa

Bất động sản 24h: Lật tẩy những chiêu thức tinh vi dụ khách xuống tiền của cò đất

Thứ Sáu, 05/06/2020 - 10:30

Lật tẩy những chiêu thức tinh vi dụ khách xuống tiền của cò đất; Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị bỏ khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP... là nhứng thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Lật tẩy những chiêu thức tinh vi dụ khách xuống tiền của cò đất

Có lẽ các chiêu thức để dụ khách mua BĐS của môi giới không còn là chuyện quá xa lạ từ trước đến nay. Tuy nhiên, ở thời điểm này khi mà khách hàng ngày càng cẩn trọng hơn trong lựa chọn sản phẩm thì “chiêu thức” của các công ty BĐS cũng đã lên tầm đỉnh cao hơn. Nếu không tỉnh táo, khách mua rất dễ “dính bẫy”.

Không phải bán dự án “ma” kiểu Alibaba nhưng một số công ty BĐS đã và đang sử dụng hình thức “lùa khách”, sử dụng hiệu ứng đám đông để thuyết phục, dồn ép khách hàng “xuống tiền”. Tìm hiểu được biết, đây không phải là chiêu thức mới mẻ của nhiều công ty địa ốc. Đặc biệt, một số công ty chuyên bán đất nền thường dùng cách này để bán hàng.

Mới đây, một nhân vật “chân ướt chân ráo” tham gia vào lĩnh vực BĐS đã kể lại câu chuyện khó quên của mình khi đi mua đất. Sau thời điểm dịch bệnh, nhà đầu tư (NĐT) này muốn đi tìm hiểu đất đai để mua. Sau khi xuống thăm khu đất thông qua lời “mời chào” của môi giới BĐS, NĐT này bị bao vây bởi những lời chào mời dồn dập kèm với một số nhân vật đã được “cài sẵn” trong đoàn đi, luôn trong tâm thế sẵn sàng để “xuống tiền” mua đất. Nếu không mua nhanh sẽ mất cơ hội.

Cùng với đó, theo lời kể của NĐT này, sau khi giới thiệu một hồi thì một môi tặng ngay Voucher 200 triệu đồng với cam kết: “Nếu anh mua, xem như bên em thuê ngay lập tức miếng đất đó trong 20 tháng và mỗi tháng là anh có 10 triệu đồng. Bên em ký hợp đồng cam kết bán miếng đất cho anh trong vòng 3 tháng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Kinh tế ban đêm đánh thức “nàng công chúa ngủ quên” mang tên Vân Đồn

Phát triển kinh tế ban đêm là một xu hướng, các nước đang vận dụng, Việt Nam nên tận dụng thời cơ này”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV, diễn ra cuối năm 2019.

Thủ tướng chỉ rõ, kinh tế ban đêm là sự năng động trong hội nhập, thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng. Do vậy, Thủ tướng mong muốn các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn chủ động nghiên cứu chính sách kinh tế ban đêm, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, trong đó đặc biệt là lĩnh vực du lịch, dựa trên những lợi thế mà Việt Nam đang có.

“Làm gì để du khách đến đông hơn, làm gì để du khách ở lại lâu hơn, làm gì để khách tiêu tiền nhiều hơn, làm gì để khách kể về những trải nghiệm thú vị tại Việt Nam, làm gì để du khách quay trở lại sớm nhất có thể”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nền kinh tế ban đêm đang đóng góp 66 tỷ bảng cho Anh, 102 tỷ USD cho Australia mỗi năm. Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã không ngừng đưa ra chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên suốt. Giá trị của nền kinh tế dưới ánh đèn điện đã không ngừng tăng trưởng các năm qua khi nhiều quốc gia áp dụng chính sách mở cửa mạnh mẽ.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, khi nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã thành công với mô hình kinh tế ban đêm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch và đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP thì việc cởi trói tư duy, kịp thời có những chính sách, khai mở pháp lý để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ban đêm, biến kinh tế ban đêm thành một “mỏ vàng” tiềm năng để đưa du lịch Việt Nam “cất cánh” là yêu cầu tất yếu ở thời điểm hiện tại. Bởi với những tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam, nếu để khách du lịch đi ngủ sớm là rất phí.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2020

Điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf: Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/04/2020 của Chính phủ về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực từ ngày 15/06/2020. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể về điều kiện đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.

Cụ thể, sân golf được xây dựng tại địa điểm đáp ứng các điều kiện sau: Phù hợp với nguyên tắc quy định và đáp ứng điều kiện về sử dụng đất theo quy định; phù hợp với định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch có liên quan; đáp ứng điều kiện xây dựng công trình cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật kết nối trong và ngoài khu vực sân golf; phù hợp với yêu cầu lập hành lang bảo vệ nguồn nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, tài nguyên môi trường biển, hải đảo...

Nghị định này cũng quy định các loại đất không được sử dụng để làm sân golf như: Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất rừng, đất trồng lúa; đất di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao; đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị bỏ khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà vừa trả lời việc lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về phương án sửa đổi một số điều tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị bỏ điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ảnh minh họa

Cụ thể, về quy định liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án (sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định số 43/NĐ-CP), Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Điều 194 Luật Đất đai năm 2013, Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (Nghị định 43) quy định mang tính nguyên tắc về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở và giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì hiện nay, không còn hình thức Thông tư liên tịch giữa hai Bộ. Do vậy, hiện nay đang thiếu quy định pháp luật đồng bộ để triển khai thực hiện quy định nêu trên.

Bên cạnh đó, cũng theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng ngoài đáp ứng điều kiện theo pháp luật về đất đai còn phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, phát triển đô thị. Mặt khác, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 41 Nghị định 43 quy định về điều kiện chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy định về khu vực được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Công bố 22 dự án người nước ngoài được phép sở hữu

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 22 dự án nhà ở thương mại đảm bảo về an ninh, quốc phòng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, có 22 dự án được Sở Xây dựng Hà Nội cho phép bán cho người nước ngoài. Trong đó, quận Hà Đông có 4 dự án gồm: Công trình hỗn hợp ký hiệu HH thuộc dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng tại ô đất TTDV-01 và dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng tại ô đất TTDV-01 thuộc khu đô thị mới An Hưng (phường La Khê và Dương Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest làm chủ đầu tư; Dự án Khu nhà ở phường Kiến Hưng của Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội; Dự án Khu chung cư và thương mại - dịch vụ hỗn hợp Capitaland - Hoàng Thành do Công ty TNHH Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư.

Quận Long Biên có 3 dự án: Khu nhà ở chung cư cao tầng tại ô đất N015, N016 Khu đô thị mới Sài Đồng của Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội; Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở tại khu bãi Ăng ten (phường Bồ Đề) do Công ty TNHH Bắc Chương Dương làm chủ đầu tư; Dự án Khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng Plaschem (phường Đức Giang) của Công ty Cổ phần Hóa chất Nhựa.

Quận Thanh Xuân có 2 dự án là Công trình chung cư cao tầng kết hợp văn phòng, dịch vụ Thanh Xuân Tower của Công ty Cổ phần Kinh doanh xây dựng Quang Minh; Dự án DLC Complex Nguyễn Tuân do Liên danh Công ty TNHH Đầu tư bất động sản DLC và Công ty Cổ phần Đầu tư và tư vấn An Việt làm chủ đầu tư.

Quận Bắc Từ Liêm có Dự án Khu nhà ở Ecohome 3 do Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư. Quận Nam Từ Liêm có dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại, khách sạn và nhà ở của Công ty Cổ phần H2H Hà Nội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top