"Lướt sóng" bất động sản có thực sự hết thời?
Diễn biến thị trường cho thấy năm 2022 rõ ràng không phải là năm thuận lợi của "lướt sóng" bất động sản. Một số nhà đầu tư rơi vào cảnh “chôn” vốn phải bán cắt lỗ, một số khác buộc phải nằm im chờ thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng này sẽ trở lại cùng những "con sóng" mới.
Báo cáo của sàn bất động sản Cozyland vừa công bố cho thấy trong giai đoạn 2020 - 2022, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, số lượng nhà đầu tư bất động sản đổ tiền "lướt sóng" đã suy giảm mạnh.
Trước đó, kết quả khảo sát từ tệp khách hàng của 10 công ty bất động sản lớn tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam giai đoạn 2020 - 2022 do Công ty Việt An Hòa công bố cho thấy, tỷ trọng nhà đầu tư mua nhanh bán vội ("lướt sóng") trên thị trường bất động sản phía Nam giảm dần và điều chỉnh về 0%.
Nguyên nhân khiến nhóm nhà đầu tư này “lặn sóng” thị trường được cho là do thanh khoản của các loại hình bất động sản có dấu hiệu xuống thấp. Khi thời gian mua vào và bán ra ngày càng kéo dài hơn trước gấp nhiều lần, nhóm nhà đầu tư mua nhanh bán vội này "không còn sóng để lướt".
Xem thông tin chi tiết tại đây
5 xu hướng tác động tới thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
Ngành du lịch Việt Nam dần phục hồi với những xu hướng mới được dự báo sẽ có tác động tới thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19, ngành du lịch và khách sạn tại Việt Nam đã phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Hoạt động du lịch về cơ bản bị đình trệ do quy định giãn cách xã hội đã khiến các chủ sở hữu và nhà điều hành khách sạn phải đối mặt với áp lực chưa từng có khi nguồn thu giảm mạnh.
Sau khi các quy định giãn cách được nới lỏng, Việt Nam đang từng bước tạm dừng yêu cầu khai báo y tế và xét nghiệm Covid-19 với thủ tục nhập cảnh. Có thể thấy, ngành du lịch Việt Nam sau hai năm dồn nén lập tức chứng kiến sự hồi phục ngoạn mục. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong 5 tháng đầu năm 2022 đã có tổng cộng 48,6 triệu lượt khách nội địa và 365 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu của toàn ngành du lịch 5 tháng đầu năm ước đạt 211.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ đến cuối năm.
Thông tin từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng từ 50 - 75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới. Đứng đầu danh sách từ khóa là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Huế và Hội An. Lượng khách chiếm phần lớn là từ Hàn Quốc và Mỹ, theo sau đó là Đài Loan, Nhật Bản. Trong bối cảnh du khách Trung Quốc vẫn chưa thể đến Việt Nam do quy định giãn cách xã hội thì du khách từ các thị trường láng giềng như Campuchia, Lào, Singapore đồng loạt tăng mạnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khánh Hòa: Xử lý việc phân lô bán nền, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo địa phương
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có kết luận kiểm tra về việc xác minh các phản ánh của báo chí để làm rõ tình trạng phân lô bán nền tại huyện Cam Lâm.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, sau khi có thông tin phản ánh về tình trạng phân lô bán nền tại huyện Cam Lâm, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để rà soát quá trình thi hành, chấp hành pháp luật tại các khu vực phân lô, bán nền trên địa bàn huyện này và phát hiện nhiều trường hợp sai phạm.
Cụ thể, quá trình kiểm tra, Đoàn liên ngành phát hiện thửa đất số 24, tờ bản đồ số 03 tại tổ dân phố Bãi Giếng 1, thị trấn Cam Đức, do bà Trần Thị Phương Hà đứng tên với diện tích hơn 5.801m2 đất trồng cây lâu năm thời hạn sử dụng đến ngày 1/7/2020. Tháng 7/2019, bà Hà có văn bản hiến tặng một phần quyền sử dụng đất của mình cho Nhà nước để xây dựng công trình công cộng và được UBND thị trấn Cam Đức xác nhận. Sau đó, bà Hà tiến hành các thủ tục để tách thửa 24 thành 3 thửa (trong đó có 1 thửa xin hiến đất làm đường giao thông và chuyển nhượng 1 thửa cho ông Lương Công Danh).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sở hữu chung cư có thời hạn: Đề xuất tiến bộ, cần lộ trình áp dụng "giảm sốc" cho thị trường
Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng lộ trình từng bước ra sao để đảm bảo quyền lợi cho người dân và "giảm sốc" cho thị trường bất động sản?
Ngày 3/6, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã thông tin đến báo chí các nội dung liên quan đến đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư, chỉ từ 50 - 70 năm thay vì lâu dài như trước đây. Theo nhiều chuyên gia, đây là vấn đề quan trọng, có tác động đến vấn đề an cư của hàng triệu người dân nên cần được nghiên cứu kỹ càng.
Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, dựa trên yêu cầu quản lý nhà chung cư trong bối cảnh mới và những vướng mắc trong việc cải tạo, xây dựng lại chung cư xuống cấp hiện nay, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Xây dựng đã đề xuất hai phương án sửa đổi chính sách về thời hạn sở hữu chung cư.
Không như dư luận đang lo lắng, Bộ Xây dựng cho biết, đã tính toán kỹ đến quyền lợi của người dân, đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu hài hòa với sự phát triển nói chung.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đừng sợ thị trường rơi vào kịch bản "đóng băng" 10 năm trước
Khó khăn của thị trường đã xuất hiện nhưng điều này không đồng nghĩa, vết xe đổ 10 năm trước của kênh đầu tư bất động sản sẽ lặp lại. Đó là lời khẳng định của rất nhiều chuyên gia.
Tăng trưởng quá nhanh, quá nóng trong những năm vừa qua đẩy giá bất động sản tăng gấp 2, gấp 3 lần. Nhưng đến hiện tại, giá bất động sản đang được đánh giá ở mức cao nhưng thanh khoản sụt giảm. Trong khi đó, nhiều thách thức đối với thị trường địa ốc đã xuất hiện như siết tín dụng bất động sản, siết phân lô khiến nhà đầu tư lo ngại rằng kịch bản lặp lại giai đoạn trước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, kịch bản của 10 năm trước sẽ không thể lặp lại. Ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản nhận định, về hiện tượng về giá là giống nhau. Nhưng độ nóng của thị trường là khác nhau. Nhà đầu tư, khách hàng hiện tại thông minh hơn ngày xưa. Thời điểm 2008, họ mua bất chấp tất cả. Và chủ đầu tư lợi dụng việc đó để đẩy giá lên cao. Nhưng nhà đầu tư vẫn giằng nhau mà mua.