Nghìn lẻ một chiêu trò chèo kéo khách mua bất động sản
Thị trường bất động sản "khát vốn" khi kênh huy động qua ngân hàng và trái phiếu gặp khó. Nhiều chủ đầu tư tìm mọi cách đưa ra mức đầu tư hấp dẫn khi mua bất động sản nhưng thanh khoản trên thị trường vẫn kém.
Những ngày gần đây, giới đầu tư bất động sản không khỏi xôn xao về việc một dự án khu phía Đông Hà Nội chuẩn bị mở bán với những chính sách khủng dành cho khách mua biệt thự, liền kề tại dự án. Lần đầu tiên, chủ đầu tư đưa ra chính sách cam kết cho thuê với lợi nhuận 6% trong vòng 5 năm, cam kết mua lại sau 5 năm với giá tăng 30% theo giá trị hợp đồng mua bán, chiết khấu 5% với khách hàng không vay…
Hay như tại một dự án chung cư cao cấp trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), khách hàng mua căn hộ sẽ được nhận các ưu đãi như chiết khấu thanh toán 5%, hỗ trợ lãi suất 0%, miễn phí dịch vụ quản lý 12 tháng, chiết khấu cho hội viên sân golf 1%, voucher 100 triệu đồng tại hệ thống khách sạn quốc tế. Thậm chí, khách hàng đặt mua căn hộ được tặng một viên kim cương trị giá 150 triệu đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản khó chồng khó?
Trước áp lực lãi suất tiếp tục tăng cao, thị trường bất động sản sụt giảm thanh khoản rồi rơi vào trầm lắng. Nhiều chủ đầu tư kích thích lực cầu bằng cách tung ra các khuyến mãi khủng, tuy nhiên, nhà đầu tư cần suy xét kỹ trước khi xuống tiền ở thời điểm này.
Thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn lại đúng lúc lãi suất đang có xu hướng tăng càng khiến thị trường khó chồng thêm khó. Giai đoạn 2011-2013, lạm phát tăng cao, kéo theo lãi suất được đẩy lên quanh vùng 20% khiến không ít nhà đầu tư bất động sản phải bán tháo vì không chịu nổi áp lực lãi suất. Thị trường khi đó thanh khoản sụt giảm mạnh, rồi rơi vào trầm lắng.
Anh Trần Vĩnh, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, năm 2021, lãi suất ngân hàng xuống mức thấp, anh đã không ngần ngại sử dụng đòn bẩy tài chính ngân hàng để đầu tư bất động sản. Mảnh đất anh Vĩnh mua khi đó có diện tích 97m², tại Thanh Oai (Hà Nội) với mức giá 3 tỷ đồng, trong đó, 2 tỷ đồng là anh vay ngân hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Luật Đất đai (sửa đổi) phải xác định được giá trị của đất sát với giá thị trường
Nhiều đại biểu cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) phải xác định được giá trị của đất sát với giá thị trường; đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và thực hiện trách nhiệm giải trình...
Đề cập về việc sửa đổi Luật Đất đai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đoàn Thị Thanh Mỹ nhấn mạnh: Sau hơn 8 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tạo ra những động lực mạnh mẽ cho phát triển đô thị, tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở: Cần làm rõ các quy định liên quan đến nhà ở xã hội
Hàng loạt vướng mắc pháp lý khiến nhiều dự án nhà ở xã hội đình trệ ở các địa phương. Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên vẫn có điều khoản chưa phù hợp.
Điều 98 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định cơ chế ưu đãi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội là được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Đồng thời, Điều 57 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng nhà chung cư cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp thuê, nhà ở xã hội.
Bình luận về điều này, ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia Pháp lý Bất động sản nói với Reatimes: “Việc Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất áp dụng phương thức giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội sẽ gây ra vướng mắc, bất cập có thể dự báo ngay từ thời điểm này”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu năm 2023 lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là thể chế hóa đúng, đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là 8 nhóm vấn đề trọng tâm trong hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được xác định trong Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Theo kế hoạch, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10), cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Sau khi được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về những vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau kỳ họp thứ 4 và việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật tại phiên họp thứ 18 (tháng 12/2022).