Aa

Bất động sản 24h: Người Hà Nội rục rịch mua nhà trở lại

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 06/04/2023 - 09:50

Người Hà Nội rục rịch mua nhà trở lại; Nhà 20 triệu/m2, lãi vay 8,2%, có vừa túi tiền người thu nhập thấp?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Người Hà Nội rục rịch mua nhà trở lại

Một sàn giao dịch tại Hà Nội đã bán được 50 căn chung cư trong tháng 3. Nhiều môi giới cũng đã quay trở lại làm việc khi nhận thấy tín hiệu tích cực của thị trường.

“Hiện thời gian trung bình để bán một căn hộ tại Lê Văn Lương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) là một tuần. Nhiều khách đã mạnh dạn xuống tiền để mua bất động sản ở thực. Những căn hộ dưới 4 tỷ đồng liên tục được khách hỏi mua, kể cả đó là căn hộ cũ”, chị Nguyễn Thị Quỳnh, một môi giới viên tại Hà Nội chia sẻ.

Theo chị Quỳnh, tháng 3 năm nay là khoảng thời gian tất bật của nhiều nhân viên môi giới. Đây là điều hoàn toàn trái ngược khi so với quý IV năm ngoái, thời điểm mà chị cùng nhiều đồng nghiệp khác hiếm khi nhận được yêu cầu đi xem nhà.

Sự khởi sắc của thị trường đã được thể hiện qua không khí bán hàng tại các sàn giao dịch. Khác với vẻ đìu hiu của năm ngoái, bà Trần Thúy Hà, Giám đốc kinh doanh của Vietstarland, cho biết chỉ riêng trong tháng này, công ty đã giao dịch thành công 50 căn chung cư và 5 biệt thự. Thậm chí, thị trường đã ghi nhận giao dịch lên tới 65 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

PGS.TS Phạm Thế Anh: “Nền kinh tế Việt Nam lúc này rất cần chính sách tài khóa nghịch chu kỳ“

"Theo tôi, Chính phủ cần đẩy mạnh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để đạt được hiệu quả tốt hơn, nhất là khi ngân sách không có gì căng thẳng và nợ công giảm", PGS.TS Phạm Thế Anh chia sẻ.

Tổng cục Thống kê mới đây đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2023. Theo đó, 3 tháng đầu năm, GDP chỉ tăng 3,32%, là mức thấp nhất trong 12 năm qua, nếu loại trừ quý I/2020. Sự suy giảm của lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là nguyên nhân chính khiến GDP quý I tăng rất thấp và nếu tiếp tục kéo dài hết quý II sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi mới nhất với Reatimes, PGS.TS Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng chính sách tiền tệ luôn có độ trễ khá lớn, bởi vậy Chính phủ cần xem xét tới phương án đẩy mạnh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để đạt được hiệu quả tốt hơn, nhất là khi ngân sách đang không có gì căng thẳng và nợ công thấp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tăng khả năng vay vốn nước ngoài cho doanh nghiệp: Cân nhắc mở rộng đối tượng nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Để tăng khả năng vay vốn của doanh nghiệp từ các tổ chức tài chính nước ngoài, chuyên gia cho rằng, việc mở rộng đối tượng nhận thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là cần thiết.

Trong hơn 10 năm qua, thị trường bất động sản nước ta đã chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ và khởi sắc cả về quy mô lẫn phạm vi, đem lại sự lan tỏa và những tác động tích cực, cộng hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, chứng khoán, xây dựng... 

Trong mỗi chu kỳ phát triển của mình, bất động sản thường trải qua qua 4 giai đoạn được mô tả gồm phục hồi, tăng trưởng, sốt nóng và suy thoái. Theo các chuyên gia, những năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam đã có tăng trưởng sốt nóng và đang có dấu hiệu chậm lại. Thực tế từ nửa cuối năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản bước vào thời kỳ trầm lắng kéo dài do hàng loạt khó khăn đè nén. Niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư suy giảm mạnh mẽ tác động lớn đến nguồn cung cũng như tính thanh khoản trên thị trường, các giao dịch gần như “đóng băng”.

Theo giới chuyên gia, hiện nay, một trong những điểm nghẽn lớn nhất của thị trường bất động sản Việt Nam, bên cạnh yếu tố pháp lý, chính là dòng vốn. Thị trường bất động sản mà không có dòng vốn thì coi như nằm bất động. Việc thiếu hụt nguồn vốn cũng là vấn đề trọng yếu cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Lãi vay mua nhà ở xã hội vẫn cao đối với người lao động nghèo“

Đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành và giảm trần lãi suất huy động, TS. Nguyễn Trí Hiếu vẫn cho rằng cần cho thêm thời gian để khẳng định hiệu quả từ quyết định này.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố chỉ đạo điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành. Mặc dù cần thêm thời gian để có thể tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay đối với người dân và doanh nghiệp, nhưng đây cũng là tin vui cho các thành phần kinh tế đang chịu áp lực lãi suất cao thời gian qua.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo bắt đầu triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Ảnh: Toàn Thắng/VGP

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ mức 1,0%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm.

Trước đó, các ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất huy động sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành từ ngày 15/3. Như vậy, đây là đợt giảm lãi suất lớn thứ hai chỉ trong vòng 2 tuần qua, cho thấy nỗ lực hỗ trợ các thành phần trong nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Qua đó, tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chia sẻ với Reatimes, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, đây là lần thứ hai trong tháng 3/2023, Ngân hàng Nhà nước tiến hành hạ lãi suất điều hành, tái khẳng định quan điểm các tổ chức tín dụng sẽ đồng hành với doanh nghiệp và người dân trong thời gian tới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà 20 triệu/m2, lãi vay 8,2%, có vừa túi tiền người thu nhập thấp?

Giá nhà ở xã hội tại một dự án tại Hà Nội vừa công bố giá bán gần 20 triệu đồng/m2. Trong khi đó, lãi suất cho vay ưu đãi theo gói 120.000 tỷ đồng ở mức 8,2%/năm. Chi phí này khiến người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Đang có nhu cầu về nhà ở, vợ chồng chị Thu Hồng (Thái Bình) tìm hiểu dự án nhà xã hội tại đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Dự án này có giá bán hơn 19,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế VAT, chưa có chi phí bảo trì). Chủ đầu tư đang thu hồ sơ.

Theo chị Hồng, với căn hộ có diện tích nhỏ nhất tại dự án là 69,9m2, tương đương gần 1,4 tỷ đồng. Vợ chồng chị tiết kiệm được gần 600 triệu đồng, phải vay thêm hơn 800 triệu đồng.

“Với mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội của gói 120.000 tỷ đồng là 8,2%/năm, nếu vay trong vòng 5 năm, trả trên dư nợ giảm dần, trung bình mỗi tháng vợ chồng tôi phải trả hơn 15 triệu đồng. Trong khi đó, tổng thu nhập chỉ 20 triệu đồng/tháng. Vừa nuôi con nhỏ, thuê nhà, sinh hoạt hàng ngày, gia đình sẽ không thể đủ trang trải”, chị Hồng tính toán.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top