Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư kỳ cựu “ủ mưu” với bất động sản cuối năm

Thứ Sáu, 02/12/2022 - 10:14

Nhà đầu tư kỳ cựu “ủ mưu” với bất động sản cuối năm?; Hà Nội xốc lại nhà công... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhà đầu tư kỳ cựu “ủ mưu” với bất động sản cuối năm?

Dự báo sẽ có đợt “xả hàng” bất động sản mạnh vào thời điểm cuối năm nay. Nhiều nhà đầu tư có dòng tài chính mạnh trong tâm thế chờ đợi.

Dù đã “ngắm nghía” được bất động sản yêu thích và có giá tốt nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cố chờ thêm, để mua được với giá giảm sâu hơn nữa. Đó là thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản.

Anh V cùng nhóm bạn đầu tư có sẵn hơn chục tỷ đồng để “săn” bất động sản cuối năm. Hiện một số bất động sản đã nằm trong danh mục của nhóm đầu tư này nhưng họ lại chưa quyết định xuống tiền. Khi được hỏi không sợ mất cơ hội?, anh V cho hay: Có thể cuối năm sẽ có đợt “xả hàng”, “xả giá” tốt hơn. Vì thế, cứ đợi thêm một thời gian để có được mức giá tốt. “Hiện, bất động sản nói là giảm giá nhưng thực chất nhiều bất động sản vị trí đẹp nhà đầu tư chỉ mới cắt lãi chứ chưa hoàn toàn giảm giá nhiều. Vì thế, để mua được bất động sản giá thực sự tốt ở thời điểm này cũng không phải dễ”, anh V cho hay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội xốc lại nhà công

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn TP. Hà Nội đã góp phần tăng thu ngân sách hàng năm cho thành phố. Tuy nhiên việc quản lý, sử dụng còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều trường hợp sai phạm phải xử lý theo quy định pháp luật. Nhiều địa điểm nhà thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội đang sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở.

Khu đất 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội thuộc sở hữu nhà nước do Công ty TNHH MTV Quản lý nhà Hà Nội quản lý, có một số vi phạm (Ảnh: Quang Vinh)

Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện quỹ nhà chuyên dùng trên địa bàn còn 838 địa điểm với 178.148m² diện tích nhà và 155.156m² diện tích đất; trong đó 801 địa điểm tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê; các địa điểm còn lại do UBND quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Dịch vụ nhà Hà Nội quản lý, sử dụng cho thuê.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mạnh tay cắt lỗ hay cố giữ nhà đất bị "ngộp"?

Ngay cả khi được cấp room tín dụng mới vào năm 2023, thị trường bất động sản được dự báo khó khởi sắc trong ngắn hạn. Theo giới phân tích, nếu có nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên mạnh dạn cắt lỗ thay vì rót thêm tiền níu kéo hy vọng.

Anh Nguyễn Tiến Phong (Hà Nội) cho biết, năm 2018, anh rót gần 8,3 tỷ đồng để sở hữu 2 căn condotel tại Nha Trang (Khánh Hòa). Nhận bàn giao vào cuối năm 2020, sau gần 2 năm “ngủ đông” vì đại dịch, tình cảnh hiện tại khiến anh lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Theo anh Phong, khi chào bán với khách hàng, chủ đầu tư thường đưa ra cam kết mức lợi nhuận cao, phổ biến 8 - 12%/năm, thậm chí có thể lên tới 15%/năm. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đạt được lợi nhuận như cam kết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sửa Luật Nhà ở: Cần ưu đãi thực chất cho chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho nhà ở xã hội, tuy nhiên các cơ chế chính sách này hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư, dẫn đến nguồn cung nhà ở còn kém xa so với nhu cầu thực tế.

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được kỳ vọng sẽ quy định đầy đủ, cụ thể và điều chỉnh kịp thời các nội dung liên quan trong lĩnh vực nhà ở, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển nhà ở, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân. Để làm được điều đó, quan trọng là cần có cơ chế thông thoáng và chính sách khuyến khích các bên tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đổi mới tư duy quy hoạch, tạo đà phát triển đô thị hiệu quả

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, bất thường về khí hậu, dịch bệnh cũng như quy mô dân số và cấu trúc xã hội đặt ra đòi hỏi bức thiết cho lĩnh vực quy hoạch đô thị phải thay đổi để phù hợp với xu hướng mới.

Trong thời gian qua, những chính sách đổi mới, hội nhập cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế - xã hội, hệ thống các đô thị Việt Nam đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 1990 cả nước có 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 17 - 18%) và đến tháng 9/2022 có 888 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa là 41,5%. Nhiều đô thị được đánh giá đạt tiêu chí phân loại đô thị cao hơn các giai đoạn trước.

Có thể thấy rằng, đô thị tại Việt Nam được cải tạo, nâng cấp, phát triển mở rộng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ và hiệu quả; kiến trúc đô thị phát triển theo hướng hiện đại, xanh và bền vững; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top