Ồ ạt thanh lý khách sạn phố cổ Hà Nội
Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến thị trường khách sạn gần như đóng băng trong suốt 8 tháng đầu năm. Hiện nhiều khách sạn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ rao bán vì kinh doanh quá ế ẩm.
Cách ly xã hội cùng với lệnh dừng bay đã khiến số lượng khách du lịch nội địavà quốc tế sụt giảm đáng kể. Du khách tới Hà Nội nửa đầu năm nay giảm tới 65,4% theo năm, xuống còn 4,93 triệu lượt. Trong đó, lượng khách quốc tế giảm 68,8% theo năm. Lượng khách du lịch quý II giảm 84% theo năm xuống còn 1,08 triệu lượt. Do du lịch quốc tế đóng cửa, khách du lịch tới Hà Nội hầu hết là khách nội địa, công tác hoặc khách du lịch đến từ các địa phương khác.
Thời gian gần đây, sau khi COVID-19 bùng phát trở lại, các thông tin rao bán khách sạn khách sạn tại Hà Nội ngày một nhiều. Trong đó, các khách sạn này chủ yếu tập trung ở khu vực quận Hoàn Kiếm, với giá rao bán từ hàng chục cho đến cả hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, một khách sạn mặt tiền Hàng Buồm đang được rao bán với giá 77 tỷ đồng, được biết đây là một khách sạn đã hoạt động được 5 năm, với chỉ vỏn vẹn 20 phòng. Trong khi đó, một khách sạn khác với số lượng lên tới 83 phòng ngủ trên phố Hàng Gai cũng đang được rao bán với giá 300 tỷ đồng. Đây là một khách sạn 4 sao với đầy đủ dịch vụ spa, cà phê, nhà hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: "Hãy tiến ra biển để làm du lịch sinh thái"
Kích hoạt tiềm năng biển, kinh tế biển qua việc hình thành các chuỗi đô thị biển, đảo xanh, sinh thái là xu hướng tất yếu trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Mặc dù sở hữu những tiềm năng lớn từ biển cả nhưng việc khai thác của Việt Nam vẫn hết sức dè dặt. Thậm chí, chỉ cần liên quan đến xây dựng, khai thác là sẽ gặp nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Để hiểu thêm về những vấn đề này, Reatimes đã có cuộc gặp gỡ với ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - vị chuyên gia luôn ủng hộ tư tưởng tiến ra biển, khai thác giá trị biển để đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân và đất nước.
"Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao phải lấn biển? Tôi lại muốn hỏi ngược lại: "Vì sao lại không thể lấn biển". Cách đây 20 năm, Kiên Giang cũng đã lấn biển, xây dựng một đô thị rất đẹp. Tương tự, Cần Giờ cũng là vùng đất trũng, sình lầy với những cây lau, cây sậy nhỏ xíu thì lấn biển là đúng chứ? Tại sao cứ nói không được lấn biển?
Hơn nữa, phía Bắc TP.HCM có đô thị du lịch biển Vũng Tàu. Còn tại Cần Giờ có rừng ngập mặn mà Vũng Tàu và các tỉnh Nam Trung Bộ không có. Vậy hướng sự lựa chọn vào phân khúc du lịch sinh thái rừng ngập mặn sẽ tạo ra sự khác biệt với du lịch biển vùng Nam Trung Bộ. Tôi ủng hộ chuyện lấn biển, ủng hộ TP.HCM. Hãy lấn biển Cần Giờ đi. Hãy tiến ra biển để làm du lịch sinh thái, mở rộng để có những bãi tắm đẹp, phục vụ nhu cầu của du khách địa phương, các tỉnh thành lân cận, cả nước và cả khách quốc tế", Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam bày tỏ quan điểm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nguy cơ thất thoát hàng trăm tỷ đồng từ dự án Green Dragon City?
Thời gian gần đây, cái tên Green Dragon City TTP Cẩm Phả luôn được giới đầu tư săn lùng. Chỉ cần tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng là hàng loạt các thông tin về dự án này được mở ra, bắt mắt nhu cầu khách hàng cần quan tâm.
Cụ thể, trên nhiều website quảng bá cho thấy, vị trí dự án Green Dragon City nằm tại mặt vịnh Bái Tử Long, Trung tâm sầm uất nhất của thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Được ví như mảnh đất “Rồng xanh nhả ngọc”, tọa lạc ngay giữa trung tâm năng động, sầm uất nhất của thành phố, trải dài bên bờ vịnh Bái Tử Long.
Dự án này được quy hoạch theo tiêu chuẩn một khu đô thị kiểu mẫu hiện đại và đồng bộ hạ tầng bậc nhất tại Cẩm Phả. Không chỉ sở hữu lợi thế vị trí trung tâm hưởng trọn hệ thống tiện ích xung quanh khu vực mà cư dân tương lai tại đây còn được trải nghiệm một cuộc sống tiện nghi nhất với chuỗi tiện ích 5 sao ngay tại dự án.
Green Dragon City với ý nghĩa kiến tạo nên một khu đô thị với thế đầu rồng xanh hướng ra biển lớn, dự án được thiết lập hệ thống cảnh quan cây xanh dày đặc. Không chỉ vậy, có cả các dịch vụ, tiện ích lần đầu tiên có mặt tại Cẩm Phả như khu tắm khoáng, khu vui chơi giải trí, tổ hợp khách sạn 5 sao đẳng cấp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vay tiền “lướt sóng” đất: Tưởng lãi to, ai dè “còng lưng” gánh nợ
Hiện nay, giá nhà rẻ là cơ hội cho các nhà đầu tư có năng lực tài chính xuống tiền “ôm hàng, chờ thời” song nếu mua để “lướt sóng” mà phải vay nợ quá nhiều thì phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Thấy bạn bè đầu tư “lướt sóng” chung cư bằng cách mua đi bán lại chỉ trong vòng 1 năm đã có tiền mua ô tô, gửi tiết kiệm thu lời vài trăm triệu đồng, anh Quân (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đánh liều tham gia.
Đầu năm 2020, anh Quân gom tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng, mượn thêm số tiền để dành dưỡng già của bố mẹ hai bên đầu tư “lướt sóng” 2 căn chung cư.
Trong đó, 1 căn có diện tích hơn 70m2 trong một khu đô thị cao cấp ở Hà Đông Hà Nội với giá 2,2 tỷ đồng, 1 căn có diện tích 90m2 ở Đông Anh Hà Nội với giá gần 1,3 tỷ đồng.
Thời điểm đó, các môi giới cam kết, chỉ cần bỏ ra khoảng 30-40% tiền đóng mua nhà, số còn lại thanh toán dần theo tiến độ. Sau khi dự án bàn giao chắc chắn mỗi căn nhà sẽ “ăn chênh” ít nhất được khoảng 1-2 giá/m2, dễ dàng đút túi cả trăm triệu đồng.
“Tôi mua nhà từ tháng 4/2020, vay ngân hàng khoảng 40%, theo dự kiến là khoảng tháng 6-7 cư dân về ở, hạ tầng xung quanh hoàn thiện, giá nhà sẽ tăng cao, lúc đó bán sẽ thu lời. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn, thị trường giảm nhiệt nên giá nhà “đứng yên tại chỗ”, anh Quân nói.