Aa

Bất động sản 24h: Phá bỏ quan điểm sai lệch “nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt“

Thứ Tư, 29/03/2023 - 10:00

Phá bỏ quan điểm sai lệch "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt"; Tiếp tục chờ đợi, có mua được bất động sản rẻ hơn không hay lại nuối tiếc?... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Phá bỏ quan điểm sai lệch "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt"

Nhiều vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội, trong đó phải cần thay đổi một quan điểm lệch lạc là "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt, có cũng như không".

Sáng 28/3, tại Hội thảo "Đột phá phát triển nhà ở xã hội" được tổ chức tại TP.HCM, lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp bất động sản, cùng chuyên gia trong ngành đều có chung nhận định rằng, việc phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu và thu nhập của người dân.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay, thị trường nhà ở xã hội đã sôi động trở lại trong 2 năm qua. Tuy nhiên, cũng còn nhiều điều cần phải bàn khi việc đầu tư, thị trường nhà ở xã hội gặp khó khăn, thách thức. Đó là chưa nhất quán về quan điểm, cách hiểu và cách tiếp cận.

Cụ thể, có 7 khó khăn, vướng mắc chính khi phát triển nhà ở xã hội. Có thể kể đến như: chưa nhất quán về quan điểm, cách hiểu, cách tiếp cận. "Nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt, có cũng như không… Đây là quan điểm sai lệch, cần thay đổi", ông Lực nêu quan điểm. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tiếp tục chờ đợi, có mua được bất động sản rẻ hơn không hay lại nuối tiếc?

Dấu hiệu trầm lắng kèm thanh khoản chật vật đang diễn ra tại nhiều phân khúc như chung cư, đất nền, nhà phố.

Tại Hà Nội, nhiều dự án chung cư được chào bán với mức chiết khấu lớn nhưng thanh khoản chật vật. Đơn cử như tại quận Hoàng Mai, một dự án chung cư áp dụng mức chiết khấu 38% cho khách hàng thanh toán trước 95% giá trị căn hộ. Cụ thể, một căn hộ 74m2 giá 3,2 tỷ đồng giảm còn 1,9 tỷ đồng.

liền kề hà nội
Ảnh minh họa

Một dự án chung cư ở huyện Hoài Đức mới mở bán cũng chào ưu đãi chiết khấu lên tới 15% dành cho khách hàng thanh toán nhanh.

Mặc dù mức chiết khấu hấp dẫn, cộng thêm nhiều ưu đãi về quà tặng song sức mua vẫn yếu.

Ở phân khúc nhà phố, trên thị trường thứ cấp, khảo sát cho thấy, so thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022, mức giá loại hình này đã giảm từ 5 - 20%. Một căn nhà phố trên đường Tố Hữu (Hà Nội) từng chào bán với giá 21 tỷ đồng, hiện đã giảm còn 18,5 tỷ đồng.

Đất nền là thị phần ghi nhận mức giảm nhiệt rõ rệt, đặc biệt đối với khu vực vùng ven Hà Nội như Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn… Một số chủ đất chào bán giảm sâu tới 40%. Ngô Trường (môi giới bất động sản Thạch Thất) cho biết "Thanh khoản rất yếu. Người hỏi nhiều nhưng tỷ lệ chốt thấp. Người mua chê giá đất còn cao".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp "bất động" khi luật chồng chéo

Các quy định giữa các bộ luật xây dựng, đầu tư, kinh doanh bất động sản chồng chéo và cách hiểu máy móc trong việc thực thi khiến nhiều dự án đình trệ, doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép.

Năm 2023 là năm thứ ba thị trường bất động sản được dự báo thiếu hụt nguồn cung trầm trọng và một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là do "vướng mắc, bất cập, chồng chéo" một số quy định trong các luật khác nhau, hay văn bản dưới luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa liên thông và chưa sát thực tiễn.

Nhìn từ báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu như VARS, CBRE, Batdongsan.com.vn cho thấy, nguồn cung nhà ở giảm liên tục từ năm 2019 đến nay. Nếu so sánh với năm 2018, nguồn cung năm 2019 chỉ bằng 60%, năm 2020 chỉ bằng 40%, năm 2021 chỉ bằng 33,6%, năm 2022 chỉ bằng 25% so với năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2023 nguồn cung chỉ vào khoảng 15.000 sản phẩm. Điều này cho thấy thị trường bất động sản đang có dấu hiệu "giảm tốc", trầm lắng; doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu "hụt hơi", giảm thanh khoản.

Một chủ đầu tư lớn từng than thở, từ hơn 2 năm nay, việc xin cấp phép xây dựng một dự án bất động sản là hết sức khó khăn. Hiện doanh nghiệp của ông có một dự án tại TP.HCM đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng. Hầu như tháng nào ông cũng phải bay đi bay về Hà Nội - TP.HCM vài lần để làm thủ tục đầu tư nhưng chưa biết khi nào có thể hoàn thiện hết pháp lý theo đúng quy định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Các Đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật Đất đai

Đây là một trong những nội dung quan trọng sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách dự kiến diễn ra từ 5/4 - 7/4/2023.

khoảng mờ trong luật đất đai

Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách sẽ thảo luận, góp ý về 5 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, diễn ra dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội với từng nội dung cụ thể.

Theo đó, Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách theo hình thức họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng trong 3 ngày 5, 6 và 7/4/2023 để thảo luận 7 dự án luật, gồm: Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Đất đai (sửa đổi).

Đối với dự án luật trình Quốc hội thông qua, hồ sơ gồm: dự thảo luật đã được chỉnh lý; báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án luật; dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý; báo cáo tổng hợp ý kiến của ĐBQH; tài liệu khác (nếu có).

Đối với dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, hồ sơ gồm: Báo cáo một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về dự thảo luật; dự thảo luật đã được chỉnh lý; tài liệu khác (nếu có).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều doanh nghiệp xây dựng có nguy cơ sụp đổ, hàng vạn lao động mất việc làm

"Chính phủ có thể tháo gỡ về khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ sở và động lực cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư - kinh doanh, còn về kinh tế doanh nghiệp phải tự lo", ông Nguyễn Quốc Hiệp nói.

Mới đây, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị các giải pháp cấp thiết tránh đổ vỡ dây chuyền bất động sản - xây dựng. Công văn đã được 21 doanh nghiệp thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA) ký tên để gửi đến Chính phủ, cùng Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước.

Trong công văn, ông Lê Viết Hải cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản mất cân đối dòng tiền, tác động lên cả hệ sinh thái của toàn ngành và ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Hàng vạn người lao động đã bị mất việc làm và hàng trăm ngàn lao động trong ngành cũng đang đứng trước nguy cơ đó.

Chủ tịch SACA cũng đánh giá những vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản đã có hướng xử lý thỏa đáng như Nghị quyết 33/NQ-CP do Thủ tướng ban hành ngày 11/3. Tuy nhiên, do chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nên những giải pháp cụ thể cho từng doanh nghiệp bất động sản có thể còn rất lâu mới được thực thi. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top