Phân khúc bất động sản này vẫn đang "hút" các nhà đầu tư bất chấp dịch bệnh
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, song không có nghĩa là cơ hội để tìm kiếm “điểm sáng” đầu tư trên thị trường bất động sản dập tắt. Thực tế, nhu cầu mua căn hộ mức giá vừa phải để đầu tư lẫn an cư vẫn là lựa chọn của nhiều người mua nhà hiện nay.
Căn hộ từ 2- 3 tỷ đồng/căn vẫn được lựa chọn nhiều nhất
Không chỉ tại TP.HCM, các khu lân cận như Bình Dương, căn hộ chung cư giá vừa túi tiền vẫn nhận được sự quan tâm đáng kể của người mua. Chia sẻ diễn biến thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận mới đây, ông Võ Hồng Thắng, Trưởng phòng R&D DKRA Vietnam cho rằng, dù dịch Covid-19 tái bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, thế nhưng, có một điều dễ nhận thấy là tâm lý vào thị trường của người mua cũng như tình hình hoạt động ở hầu hết các phân khúc đều ghi nhận những diễn biến tích cực, trong đó có một số phân khúc có tỷ lệ tiêu thụ ấn ấn tượng, bất chấp dịch bệnh.
Chẳng hạn, ở phân khúc căn hộ, có sự tăng trưởng tích cực trong tháng 4/2021, với 3.620 căn được bán ra, tăng 2.8 lần so với tháng 3. Đáng nói, tỉ lệ tiêu thụ ở phân khúc này đạt 81% trong tháng 4, có khoảng 2.936 căn được bán ra trên tổng 3.620 căn.
Tuy vậy, theo ông Thắng, có vấn đề ở phân khúc này là bất cân xứng nguồn cung. Nếu nguồn cung TP.HCM và Bình Dương chiếm chủ đạo trong tháng 4/2021 thì tại Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa – Vũng Tàu nguồn cung căn hộ hạn chế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trước làn sóng Covid-19 mới?
Tính đến trưa 30/5, Hà Nội ghi nhận 171 ca nhiễm cộng đồng. Cũng trong ngày này, TP.HCM đã có quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo Chỉ thị 16 tính từ 0h ngày 31/5.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, số lượng ca cộng đồng tính từ ngày 27/4 đến trưa ngày 30/5 là 3.893 ca, xuất hiện tại 34 tỉnh thành. Tính chất phức tạp và quy mô trên diện rộng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 được đánh giá sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế, đã có những chia sẻ với Reatimes xoay quanh tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đến thị trường bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nhà ở, thương mại và công nghiệp sẽ "chiếm sóng" thị trường Đà Nẵng
Dịch Covid-19 diễn ra liên tiếp cùng lệnh hạn chế khách du lịch nước ngoài đã tác động lới tới lĩnh vực nghỉ dưỡng, khách sạn, bán lẻ của Đà Nẵng nhưng bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại và công nghiệp vẫn có điểm sáng.
Năm 2020 là một năm gần như "ngủ đông" của thị trường bất động sản Đà Nẵng, đặc biệt với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Điều này được thể hiện rõ qua sự sụt giảm về mức thấp kỷ lục của cả nguồn cung mới cũng như sức tiêu thụ ở hầu hết các phân khúc so với năm 2019.
Sự ảm đạm này tiếp tục kéo dài cho đến hết quý I/2021. Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết, theo số liệu báo cáo từ Văn phòng Đăng ký đất đai quận Liên Chiểu, tính đến tháng 3/2021, bình quân đăng ký chuyển quyền sử dụng đất quý I/2021 của quận này là 15 hồ sơ/ngày, riêng trong tháng 3/2021 là khoảng 20 hồ sơ/ngày, ở các quận/huyện khác con số này là 12 hồ sơ/ngày.
Ông Matthew Powell, chuyên gia Savills nhận định: “Covid-19 đã có những tác động lớn tới thị trường bất động sản Đà Nẵng, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng - lĩnh vực đã gặp những khó khăn nhất định vì các đợt "sóng" dịch diễn ra liên tiếp cùng các lệnh hạn chế khách du lịch nước ngoài. Phân khúc khách sạn nói chung và khách sạn từ 3 đến 5 sao nói riêng cũng bị ảnh hưởng. Công suất thị trường giảm 44 điểm% theo năm, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, giá phòng trung bình giảm 50% theo năm. Tuy nhiên, các thị trường khác như bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp, vẫn có những điểm sáng nhất định”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sau thời gian “găm tiền”, nhà đầu tư bắt đầu gom đất chờ đợt sóng mới
Thị trường bất động sản hạ nhiệt, trong lúc nhiều nhà đầu tư tháo chạy thì một bộ phận lại tranh thủ gom đất chờ đợt sóng mới.
Dịch Covid-19 bùng phát cùng với sự "siết chặt" quản lý của cơ quan Nhà nước đã khiến đất tại nhiều khu vực bắt đầu trở lại với giá thực. Trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy, thì có một bộ phận “bắt đáy” và tiếp tục đổ tiền vào bất động sản.
Trong những ngày qua, lượng người đi tìm giao dịch đất không nhiều. Đặc biệt, tại một số điểm trước đây từng được coi là sốt đất điên đảo như Thạch Thất, Ứng Hòa, Đông Anh, Hoài Đức… thì nay chỉ lác đác những nhà đầu tư đi gom đất đón làn sóng mới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chuyên gia chỉ cách lựa chọn loại hình bất động sản đầu tư hiệu quả tại Phú Quốc
Phú Quốc đang là một trong những nơi thu hút các nhà đầu tư bất động sản nhất cả nước nhưng đâu là loại hình đầu tư hiệu quả và có tiềm năng sinh lời cao?
Lên thành phố, khai trương siêu quần thể không ngủ đầu tiên ở Việt Nam với kỳ vọng khai thác hàng chục tỷ USD từ tiềm năng kinh tế ban đêm... đã khiến cho bất động sản Phú Quốc liên tục nóng lên.
Trong năm 2015 - 2020, tổng vốn đầu tư trên toàn xã hội của Phú Quốc đạt 141.652 tỷ đồng, vượt 57,39% so với mục tiêu. Tổng giá trị sản xuất tăng 84,61% so với đầu nhiệm kỳ, bình quân hàng năm tăng hơn 13%; riêng ngành thương mại, dịch vụ tăng gấp 2,37 lần so với đầu nhiệm kỳ. Phú Quốc đã lọt vào Top 5 điểm đến hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương và là 3 hòn đảo có tiềm năng phát triển du lịch lớn nhất Đông Nam Á. Điều đó cho thấy tiềm năng và nhiều hứa hẹn trong tương lai Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm nghỉ dưỡng và giải trí độc đáo mang đẳng cấp thế giới.
Chưa kể, đến nay, các tập đoàn kinh tế lớn như Vingroup, Sun Group, CEO Group. BIM Group, MIK Group, Milltol…đều đã đầu tư vào Phú Quốc. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế của Phú Quốc tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là du lịch và bất động sản.