Qua thời lướt sóng kiếm tiền tỷ, nhà đầu tư "ôm" đất nhưng cạn tiền
Dù là một nhà đầu tư không chuyên, anh Trần Văn Nam (ở Hà Nội) đã nhiều lần thắng lớn trong các cuộc đầu tư đất nền ven đô Hà Nội. Và cũng chính sự không chuyên nghiệp trong đầu tư, khiến toàn bộ tiền anh có được lại bị "chôn" vào đất, rơi vào thế "bỏ không được, giữ không xong".
Kể lại quá trình đầu tư của mình, anh Nam cho biết, năm 2020 - 2021, thị trường đất nền ven đô "sốt giá". Người mua, người bán rất sôi động. Thời điểm đó, anh có 2 tỷ đồng, nhưng sau 4 vụ "mua vào - bán ra" trong thời gian ngắn, anh đã có số tiền lên tới 3 tỷ đồng.
"Mỗi thương vụ mua vào bán ra, tôi lãi khoảng 200 - 300 triệu đồng. Tổng số tiền tôi kiếm được từ đầu tư đất nền ven đô đã lên tới hơn 1 tỷ đồng. Đây thực sự là số tiền lớn và kiếm dễ dàng hơn so với số vốn mà tôi tích cóp từ công việc văn phòng của mình, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát", anh Nam chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cần mạnh tay hơn trong xử phạt trốn thuế mua bán bất động sản
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến sự công bằng cho các chủ thể tham gia kinh doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có những sự điều chỉnh kịp thời trong các chủ trương, chính sách về thuế. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra, điều tra về hoạt động kinh doanh trốn thuế. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về thuế đang xảy ra theo chiều hướng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, đặc biệt phổ biến nằm ở lĩnh vực bất động sản với giá trị rất lớn, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm lũng đoạn, thiếu minh bạch cho thị trường bất động sản.
Trong lĩnh vực bất động sản, nhiều dấu hiệu trốn thuế, không kê khai hoặc giao dịch ghi giá chuyển nhượng tại hợp đồng thường thấp hơn nhiều so với giá thực tế mà các bên thỏa thuận nhằm giảm số tiền phải đóng thuế.
Mới đây, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra một số đối tượng có hành vi khai báo sai giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có dấu hiệu phạm tội "trốn thuế", quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản vượt qua "bão băng" để tồn tại
Không thể phủ nhận, sự phục hồi của thị trường bất động sản có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều ngành nghề khác cũng như nền kinh tế. Dù có nhiều tín hiệu tích cực từ cơ chế, chính sách, song, việc vực dậy thị trường bất động sản vẫn là câu chuyện khó khăn.
“Không còn cách nào khác, hãy xem đây là cơ hội để thanh lọc thị trường, những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh bài bản, mô hình quản trị tiên tiến nắm bắt được cơ hội sẽ vươn lên dẫn đầu. Những khó khăn là liều thuốc thử, doanh nghiệp còn tồn tại thì còn cơ hội phát triển. Vẫn có một vài tập đoàn đang hưởng lợi từ bối cảnh thị trường trầm lắng, và có lẽ đó là phần thưởng cho chiến lược kinh doanh chậm, chắc với đòn cân nợ hợp lý và hướng tới phân khúc phù hợp”, TS. Nguyễn Hoàng Nam, Chuyên gia kinh tế - Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần Lendbiz chia sẻ với Reatimes xung quanh câu chuyện gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất cập quy định đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án
Bởi trong trường hợp lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất thì cả 2 phương thức này đều có cùng mục đích là lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực.
Nhưng có sự khác biệt giữa 2 phương thức này, bởi lẽ “đấu giá quyền sử dụng đất” nhằm mục đích để “bán đất” với giá cao nhất, thu ngân sách nhà nước cao nhất, tức là chọn “giá trúng đấu giá cao nhất” của nhà đầu tư và chỉ thực hiện “đấu giá quyền sử dụng đất” đối với các trường hợp “đất sạch”.
Trong khi “đấu thầu dự án có sử dụng đất” lại nhằm mục đích để “lựa chọn nhà đầu tư” có năng lực nhất và có dự án có chất lượng, có tính khả thi cao nhất và thực hiện “đấu thầu dự án có sử dụng đất” đối với trường hợp “đất sạch” do Nhà nước quản lý và cả trường hợp “đất chưa sạch” gồm đất do Nhà nước quản lý xen cài với đất của các người sử dụng đất khác.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những dự án “xí phần” ở Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc: Kỳ 4: Đến hẹn lại xin… gia hạn
Khu đô thị Ngọc Dương Coco (5,03ha) là dự án mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện Bàn được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn số 6686/UBND-KTN ngày 8/11/2019. Theo đó, tiến độ hoàn thành dự án được đề ra là đến tháng 4/2021. Đến ngày 23/11/2021, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 8345/UBND-KTN, đồng ý điều chỉnh tiến độ hoàn thành dự án đến hết tháng 9/2022 (giãn tiến độ 16 tháng so với tiến độ đã được phê duyệt tại công văn chấp thuận chủ trương đầu tư).
Sau đó, UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 8348/UBND-KTN ngày 12/12/2022 thống nhất điều chỉnh tiến độ dự án đến hết tháng 9/2023 (giãn thêm 12 tháng so với thời gian được điều chỉnh trước đó), UBND tỉnh Quảng Nam cũng nhấn mạnh đây là lần điều chỉnh tiến độ cuối cùng. Như vậy, dự án Khu đô thị Ngọc Dương Coco do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện Bàn làm chủ đầu tư đã được giãn tiến độ 2 lần với tổng thời gian là 28 tháng.