Siết thu thuế condotel
Mới đây, Tổng cục Thuế đưa ra nhiều giải pháp siết chặt việc thu thuế với chung cư cao cấp, bao gồm cả condotel để tránh thất thu tiền thuế.
Theo quy định, nếu cá nhân cho thuê nhà có doanh thu từ trên 100 triệu đồng/năm (8,3 triệu đồng/tháng) phải kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, nhiều chủ căn hộ chung cư cao cấp cho thuê trên mức 100 triệu đồng/năm né kê khai đóng thuế. Nguyên nhân bởi không ai giám sát, kiểm tra hoạt động cho thuê nhà.
Các căn hộ condotel diễn ra tình trạng tương tự tại các thành phố biển: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc... Bên cạnh những căn hộ được vận hành dưới sự quản lý của chủ đầu tư, nhiều căn hộ condotel được bán đứt cho khách hàng để tự khách hàng khai thác, cho thuê hằng năm.
Ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa thừa nhận, việc người dân tự cho thuê căn hộ condotel hay căn hộ chung cư hiện như hoạt động “chui” không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế trong hoạt động khai thác du lịch mà còn phát sinh nhiều vấn đề.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sốt đất, "cơn lốc" nhà đầu tư F0 và cái kết bất ngờ
Chia sẻ về động thái của nhà đầu tư bất động sản F0 sau cơn sốt đất điên cuồng khắp cả nước vừa qua, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam đã có những góc nhìn xung quanh câu chuyện này.
Như chia sẻ trước đó của vị chuyên gia này, không có thống kê cụ thể, nhưng ước tính có đến 70% nhà đầu tư F0 vào thị trường bất động sản từ thời điểm cuối năm 2020 đến lúc đất đai nóng sốt. Sau khi đất "hạ nhiệt", họ đang như thế nào?
Theo ông Jackson, các nhà đầu tư F0 có lựa chọn phân khúc đất nền trong khu đô thị hạ tầng kết nối giao thông tốt, giá mua được ở mức hợp lí, đồng thời không phải chịu áp lực lãi vay do dùng đòn bẩy tài chính thì không chịu ảnh hưởng lớn sau cơn sốt đất hạ nhiệt. Lý do là bởi mặc dù lượng giao dịch ở nhiều loại hình và phân khúc BĐS có giảm nhưng giá giao dịch vẫn tăng so với quý 4/2020.
Còn với những nhà đầu tư F0 quá tập trung vào các khu vực tăng trưởng nóng và mua với giá quá cao so với giá trị thực của thửa đất thì có thể gặp khó, nhất là với những nhà đầu tư F0 quyết định vội vàng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dòng tiền của nhà đầu tư có thực sự nằm im trong mùa dịch Covid-19?
Nhìn lại sự phát triển của thị trường bất động sản thời gian vừa qua, có thể chia xu hướng dòng tiền của nhà đầu tư thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất từ năm 2017 - 2019, đây là quãng thời gian nở rộ của nhiều dự án trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa phương phát triển du lịch với các sản phẩm condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Trong suốt một thời gian dài, bất động sản trong dự án đã thu hút và nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, khách hàng trên thị trường. Tuy nhiên, sau khi phát triển nóng, bất động sản trong dự án, nhất là các sản phẩm nghỉ dưỡng đã bị chậm lại.
Giai đoạn thứ 2 là từ cuối 2019 đến đầu năm 2021, nguồn cung dự án trên thị trường tiếp tục khan hiếm và nhu cầu đầu tư vẫn tăng mạnh, "cơn sốt" đất nền lan rộng tại các tỉnh vùng ven. Tuy nhiên, sau khi đạt mức giá cao, thị trường đất nền cũng chững lại giao dịch. Cùng với đó là thắt chặt quản lý từ địa phương khiến dòng tiền vào thị trường này không còn sôi động như trước.
Giai đoạn thứ 3 là nửa cuối năm 2021 tới năm 2022, cũng là giai đoạn được kỳ vọng phục hồi hậu Covid-19. Rất nhiều dự báo đã đưa ra về sự chuyển hướng của dòng tiền của thị trường bất động sản. Theo đó, nhà đầu tư sẽ hướng vào những bất động sản thực trên đất có khả năng khai thác kinh doanh sinh lời.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com.vn nhận định: “Rõ ràng khi nhà đầu tư bỏ vốn vào kênh nào thì kênh đó phải có yếu tố sinh lợi, họ sẽ không bỏ vào kênh đầu tư không có lợi, kể cả sản xuất. Giai đoạn này Covid-19 bùng phát, sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, dòng tiền sẽ phải đi tìm chỗ nào sinh lợi như chứng khoán, bất động sản, đây cũng là 2 lĩnh vực đầu tư tốt trong giai đoạn này”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Có hay không việc lợi dụng nạo vét, hút cát thu lợi tại sông Cổ Cò, Quảng Nam?
Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò từ TP. Đà Nẵng đến TP. Hội An có tổng chiều dài 28km, gồm: Nạo vét lòng sông, xây dựng 15 cầu trên tuyến sông và quy hoạch kiến trúc, cảnh quan dọc hai bên bờ sông. Đoạn sông Cổ Cò qua tỉnh Quảng Nam dài 19,7km, theo quy hoạch sẽ triển khai xây dựng 12 cây cầu với tổng mức đầu tư hơn 1.239 tỷ đồng và được chia làm 2 đoạn nạo vét: Từ Km0 đến Km14+00 và từ Km14 đến Km19+500.
Trên thực tế, việc triển khai thực hiện dự án gặp khá nhiều khó khăn, chủ yếu nằm ở khâu giải phóng và bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Theo đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam – chủ đầu tư dự án, cho biết diện tích mặt bằng bàn giao không được liên tục đã gây khó khăn cho công tác triển khai thi công. Nhiều hộ dân đã được phê duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng nhưng chưa chịu nhận tiền bởi những lý do khác nhau. Bên cạnh đó, có nhiều hộ nuôi cá lồng bè, thủy sản trong phạm vi lòng sông, trong quá trình nạo vét và thi công các công trình gây ảnh hưởng đến nguồn nước nên giải quyết các vấn đề trên đã làm chậm tiến độ thực thi dự án.
Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò (TP. Hội An) do liên danh Công ty CP Đạt Phương và Công ty TNHH Phúc Nam làm nhà thầu thi công, gồm công trình xây dựng cầu Ông Điền với đường dẫn lên cầu được khởi công từ ngày 30/7/2020 và công trình nạo vét sông được chính thức triển khai từ ngày 4/12/2020.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quản lý đất đai cấp xã: Một lỗ thủng quan trọng!
Thất thoát tài sản đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ trong suốt nhiều năm qua. Hàng chục vụ đại án tham nhũng liên quan đến đất đai đã được phanh phui, hàng trăm nghìn tỷ đồng đã được thu hồi. Lâu nay, nhiều người và cả hệ thống quản lý Nhà nước dường như mới chỉ quan tâm đến sự thất thoát nguồn tài sản công này nằm ở những đô thị lớn, những đại án ở cấp quốc gia, còn ở cấp xã, phường, thị trấn thì nhiều nơi bị buông lỏng.
Đứng ở trên cầu Sông Cò nhìn xuống vùng đất vàng tươi mới bị san lấp kia cỡ trên dưới 4.000m2, rồi nhẩm tính giá đất thị trường mà người dân sang tay đang nóng lên ở đây là từ 2 - 4 triệu đồng một mét vuông thì trị giá của nó đã trên dưới 10 tỷ đồng. Trên suốt ven con sông này còn nhiều chỗ bị lấn chiếm như thế, thử hỏi tài sản quốc gia thất thoát là bao nhiêu?
Nhẩm tính tại gần 11.000 xã, phường và thị trấn trên cả nước, nếu mỗi nơi lại tồn tại những “lỗ thủng” về quản lý tài sản công như vậy, thì tài sản quốc gia dù giầu có đến mấy cũng không thể chịu đựng nổi, chứ chưa nói nước mình còn đang rất nghèo, đang cần huy động nhiều nguồn lực để phát triển đất nước.
Chính vì thế, chúng tôi quyết định đi tìm tới ngọn ngành về việc buông lỏng quản lý đất đai tại những địa phương tựa như những “tế bào” của nền kinh tế đất nước, đó là cấp xã.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy định mới về phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư
Từ ngày 05/7 tới, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư được áp dụng sẽ bổ sung nhiều điểm mới phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư rất chú trọng đối với công tác phòng cháy chữa cháy (ảnh minh họa: Internet).
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa ký Thông tư số 03/2021/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD về nhà chung cư. Theo đó, thay đổi một số nội dung trong Quy chuẩn để áp dụng theo 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới là QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng và QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình. Cụ thể như sau: Quy định mới về chiều cao phòng cháy chữa cháy của nhà chung cư, gồm: Chiều cao phòng cháy chữa cháy của nhà được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (của sổ), thì chiều cao phòng cháy chữa cháy được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chở cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng.