Aa

Bất động sản 24h: So găng giá đất 3 huyện Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh trước quy hoạch lên thành phố

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 07/05/2022 - 11:00

So găng giá đất 3 huyện Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh trước quy hoạch lên thành phố; Liệu việc cấm phân lô tách thửa có làm giảm "sốt đất"?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

So găng giá đất 3 huyện Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh trước quy hoạch lên thành phố

Trong ba huyện Đông Anh - Sóc Sơn - Mê Linh được yêu cầu nghiên cứu xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc thì Đông Anh có mức giá cao vượt trội so với 2 huyện còn lại.

Mỗi khi có thông tin quy hoạch, lên thành phố hay dự án lớn đổ bộ đều làm cho đất tại khu vực đó đều trở nên “ấm nóng”. Khoảng tháng 10/2021, Hà Nội dự kiến đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố. Một số khu vực đã có sự biến động mạnh về giá.

Mới đây, tại Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu tăng tỉ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống. Cùng với đó, phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 thì đường lối lên phố của 3 khu vực Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh ngày càng rõ ràng hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản: Không thể chậm trễ!

Cùng với quá trình khơi thông các điểm nghẽn pháp lý, việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản cũng rất cần thiết. Bởi, theo các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ không thể "sống" nếu nguồn vốn bị bóp nghẹt.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã phát triển mạnh cả về phạm vi, quy mô và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, chứng khoán, xây dựng. Tuy nhiên, sau thời kỳ tăng trưởng nóng cùng với hơn 2 năm chống chọi Covid-19, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, kinh doanh thua lỗ, hàng tồn kho lớn… 

Không khơi thông dòng vốn, doanh nghiệp bất động sản sẽ "chết mòn" trên đống tài sản. (Ảnh minh hoạ)

Đặc biệt, các hoạt động giãn cách xã hội kéo dài khiến hầu hết doanh nghiệp bị ngưng trệ, mọi kế hoạch bị “đóng băng”, trong đó, dòng tiền đổ vào cũng chịu ảnh hưởng không kém. Việc “ôxy dòng tiền” bị thiếu hụt có thể làm cho doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức, do không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ giữ chân người lao động, không còn tiền để “cầm cự” qua giai đoạn khó khăn, doanh số bán hàng bị “rơi thẳng đứng”.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp bất động sản đang phải chịu nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, những chính sách thanh lọc có phần mạnh tay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua thực sự là “cú đấm bồi” khiến con đường tìm vốn của các doanh nghiệp khó càng thêm khó. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

HoREA kiến nghị tháo gỡ 38 dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh và các doanh nghiệp khác

Trong số 38 dự án bất động sản mà HoREA kiến nghị TP.HCM tháo gỡ các vướng mắc, Tập đoàn Hưng Thịnh chiếm đến 15 dự án.

Thông tin này được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết tại văn bản 25/2022/CV- HoREA gửi UBND TP.HCM và Sở Xây dựng về việc báo cáo (bổ sung) các kiến nghị của 29 doanh nghiệp đề nghị xem xét tháo gỡ “vướng mắc” của 38 dự án bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở tái định cư”.

Các vướng mắc tại 38 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP.HCM vừa được HoREA gửi tới UBND TP.HCM tập trung vào những lĩnh vực giải phóng mặt bằng, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, miễn tiền sử dụng đất, dự án vướng sai phạm trong đầu tư xây dựng nên chưa hoàn tất thủ tục giao đất, các sở ngành chậm xác định giá bán nhà ở xã hội nên chưa cấp được sổ cho người mua nhà, dự án chưa được phê duyệt tiền sử dụng đất…

Theo HoREA, hầu hết vướng mắc tại các dự án phát triển nhà ở đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được thành phố gỡ vướng. Đáng chú ý, trong số 38 dự án bất động sản nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở tái định cư” kiến nghị tháo gỡ, có đến 10 dự án của Tập đoàn Hưng Thịnh gặp vướng mắc trong việc cấp “sổ đỏ”, chủ yếu liên quan tới việc tính tiền sử dụng đất. Đơn cử như dự án Lavita Charm, Citizen.TS, Sài Gòn Mia, Richmond City, Lavita Garden…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sau thời sốt nóng, đất Vân Đồn giờ ra sao?

Vân Đồn từng là một điểm nóng bỏng của thị trường bất động sản giai đoạn 2017 - 2018 khi có thông tin lên đặc khu. Thế nhưng sau loạt cơn sốt ảo, giá đất Vân Đồn đi ngang và các giao dịch hiện đang chững lại.

Khoảng 4 năm trước, Vân Đồn từng là điểm nóng của thị trường bất động sản khi thông tin nơi đây có định hướng thành đặc khu kinh tế. Đầu năm 2018, cơn sốt đất càn quét thị trường bất động sản Vân Đồn khiến giá đất tăng chóng mặt. Câu chuyện môi giới vác bao tải tiền đi đầu tư hay kiếm tiền tỷ 1 ngày nhưng kiệt sức nhập viện vì tiếp nhiều khách đã từng đăng tải trên các phương tiện thông tin truyền thông cho thấy sức nóng của bất động sản Vân Đồn. 

Đất Vân Đồn đang sôi động trở lại. (Ảnh: An Vũ)

Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2018 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định, giá đất trung bình tại Vân Đồn đã tăng tới hơn 3 lần, từ 7,2 triệu đồng/m2 lên 23 triệu đồng/m2. Việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp tăng về số lượng, tập trung tại các xã: Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Đài Xuyên...

Tại thời điểm tháng 1/2019, báo cáo của Hội cũng ghi nhận giá đất nền ở Vân Đồn đạt mức tăng phổ biến từ 10 - 15% so với thời điểm tháng 7/2018. Những lô đất có vị trí đẹp, mặt tiền trục đường chính, có thể kinh doanh được đạt mức tăng 20%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Liệu việc cấm phân lô tách thửa có làm giảm "sốt đất"?

Nhiều tỉnh, thành phố "siết" điều kiện phân lô, tách thửa nhằm kiểm soát tình trạng sốt đất. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tình thế và cần được giải quyết tại Luật Đất đai sửa đổi.

Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã tận dụng quy định chưa chặt chẽ trong Luật Đất đai 2013 để mua gom đất vườn, đất trồng cây lâu năm và phân lô, bán nền gây ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản.

Do đó, nhiều tỉnh, thành đã "siết" điều kiện phân lô, tách thửa nhằm kiểm soát tình trạng sốt đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây chỉ là biện pháp tình thế và cần được giải quyết tại Luật Đất đai sửa đổi lần này.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã yêu cầu kiểm tra, báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ 1/1/2017 đến hết 31/1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2 bao gồm: Thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất đã được ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top