Số lượng nhà ở đủ điều kiện bán giảm mạnh
Thị trường bất động sản quý cuối năm cơ bản vẫn giữ được sự ổn định, thậm chí đã có dấu hiệu phục hồi, phát triển trở lại trong quý II/2021.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy trong 06 tháng đầu năm, thị trường bất động sản vẫn có dấu hiệu và một số chỉ số tương đối khả quan như: Về nguồn cung có 180 dự án với 55.576 căn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020; về lượng giao dịch có 55.335 giao dịch thành công tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch tiếp theo (từ cuối tháng 4, đầu tháng 5) và đặc biệt cao điểm trong cuối tháng 7, tháng 8; khi nhiều địa phương, Hà Nội, TP.HCM thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Thị trường bất động sản trong quý III cũng gặp nhiều khó khăn hơn:
Về nguồn cung: Tại nhiều địa phương đặc biệt là tại Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương…, các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản phải tạm dừng hoạt động nên hầu như các dự án bị ngưng trệ, không có dự án được hoàn thành và mở bán; các bất động sản rao bán trên thị trường chủ yếu từ nguồn cung của các dự án mở bán trong giai đoạn trước. Theo thống kê sơ bộ, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán khoảng 20.000 căn, tương đương khoảng 60% - 70% so với quý II.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản Thanh Hóa đón nhiều làn sóng đầu tư mới
Dù thị trường bất động sản Thanh Hóa còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn, năng động, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
Tính đến ngày 20/8/2021, Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu cả nước với 164 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký lên tới 14,57 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đăng ký của cả khu vực.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Thanh Hóa tăng trưởng nhanh và đột phá. Quy mô nền kinh tế năm 2020 gấp 4,5 lần so với năm 2010, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và thứ 8 cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó công nghiệp trở thành ngành trụ cột với hạt nhân là Khu Kinh tế Nghi Sơn. Ước tính, năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tới 49,3%, dịch vụ chiếm 31,5%, nông nghiệp chiếm 10%. Cùng với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động, thu ngân sách của tỉnh tăng trưởng đột biến và khá bền vững, đứng đầu khu vực và thứ 11 cả nước. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 43,53 triệu đồng, gấp 4,3 lần năm 2010 và gấp 1,76 lần năm 2015.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sớm hồi sinh sau Covid-19?
Bất động sản khu công nghiệp là một trong những ngành chờ đợi phục hồi sau dịch. Nếu như Covid-19 không bùng phát và làm cản đường dòng FDI, các doanh nghiệp đã có một thế cuộc khác.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục có sự biến động tích cực trong tháng 10/2021. Dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ. Theo thống kê của Reatimes, trong 122 cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên thị trường chứng khoán, có 95 mã tăng trong khi chỉ có 21 mã giảm giá. Rất nhiều cổ phiếu bất động sản công bố kết quả kinh doanh tích cực và đây cũng là động lực giúp nhóm ngành này tiếp tục hút dòng tiền. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu bất động sản, bất động sản xây dựng hay khu công nghiệp đang thu hút sự quan tâm của dòng tiền đầu tư, nhất là khi một số cổ phiếu của nhóm có giá tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc môi giới tại Công ty Chứng khoán TP.HCM nhận định, sóng cổ phiếu bất động sản sẽ trải qua 3 giai đoạn. Một là giai đoạn nhận diện xu hướng, triển vọng bất động sản sau dịch được nhắc đến nhiều hơn và nhà đầu tư hưởng ứng. Nếu nhìn vào điều này, nhóm cổ phiếu bất động sản vừa trải qua giai đoạn tăng trên diện rộng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những điểm “nghẽn” trong giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều tỉnh, thành miền Trung
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên công tác giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên… đang gặp nhiều khó khăn.
Các chuyên gia cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công bị “nghẽn” do cộng hưởng từ nhiều nguyên nhân như: Diễn biến dịch phức tạp, giá vật liệu tăng cao, giải phóng mặt bằng chậm, nguồn nhân lực hạn chế, thời tiết cực đoan… Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần phải có các biện pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Có thể thấy, các vướng mắc chủ yếu mà nhiều tỉnh đang gặp phải chủ yếu là về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn cung trong vật liệu xây dựng dẫn đến giá cả tăng đột biến. Bên cạnh đó, một số nơi nội dung đề xuất đầu tư thường sơ sài, tổng mức đầu tư áng chừng, nhất là chi phí công tác đền bù kiểu "bốc thuốc"…
Ngoài ra, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, phong tỏa khiến ảnh hưởng tới việc triển khai, thi công nhiều dự án. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng tăng cao đột biến, đặc biệt là thép xây dựng có thời điểm đã tăng cao khoảng 40% - 50% so với đầu năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những bong bóng bất động sản lớn nhất thế giới
Nhận diện bong bóng bất động sản là một công việc khó khăn dù nhiều người quan niệm rằng "bao giờ nhìn thấy bong bóng là biết". Tuy vậy, không ai có bằng chứng rõ ràng khi bong bóng đang xảy ra cho đến khi nó vỡ. Và lúc đó đã quá muộn.
Infographic sau lấy số liệu từ báo cáo Chỉ số Bong bóng bất động sản của UBS - đóng vai trò như hệ thống cảnh báo, xếp hạng 25 thành phố toàn cầu và cho điểm dựa trên nguy cơ xảy ra bong bóng của chúng.