Aa

Bất động sản 24h: Tâm lý thận trọng đang chi phối thị trường bất động sản

Chủ Nhật, 16/10/2022 - 10:54

Tâm lý thận trọng đang chi phối thị trường bất động sản; Chuyện quỹ tín thác bất động sản... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Tâm lý thận trọng đang chi phối thị trường bất động sản

Không còn không khí hồ hởi, phấn khởi khi quyết định đầu tư vào kênh nào đó như trước, giờ đây, nhiều nhà đầu tư cá nhân cân nhắc rất lâu trước khi xuống tiền. Điều này là dễ hiểu trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng và nhiều người đang phải thắt chặt hầu bao.

Anh P.T, một người kinh doanh bất động sản ở Đà Nẵng chia sẻ: “Đất cát dạo này ngán ngẩm, không còn sôi động như trước. Thực tình là chúng tôi đang ở trạng thái không biết đầu tư ở đâu và đầu tư thế nào cho hiệu quả, tránh được rủi ro”.

Không đầu tư địa ốc, dạo trước anh P.T quay sang đầu tư chứng khoán, nhưng càng đầu tư càng lỗ. Sau một thời gian đắm chìm trên sàn chứng khoán, anh đành phải cắt lỗ, chuyển qua đầu tư tiền kỹ thuật số. “Ban đầu thì cũng kiếm được chút, nhưng hình thức đầu tư nhàn rỗi này cũng khó tránh được rủi ro. Chơi món này tôi phải phân tích kỹ thuật và “canh me” biến động giá và tình hình kinh tế thế giới dữ lắm, nhưng nhiều khi phán đoán trật lất”, anh P.T tâm sự.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dòng tiền dịch chuyển vào BĐS phía Nam: Đâu là dự án và phương thức đầu tư hiệu quả?

Chiều 14/10, Tạp chí Điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Novaland Group tổ chức Tọa đàm và GLTT: “Đầu tư BĐS miền Nam: Lựa chọn dự án và phương thức đầu tư". 

Tham dự chương trình, có sự góp mặt của lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế - tài chính, bất động sản, nhà đầu tư đơn vị phân phối và các cơ quan báo chí.

Dựa trên kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam về phương thức đầu tư hiệu quả và cơ hội sinh lời bền vững khi đầu tư, trong chương trình các chuyên gia đã đưa ra nhiều nhận định, lý giải “xu hướng” dòng tiền dịch chuyển về những địa phương có mặt bằng giá hấp dẫn, còn nhiều dư địa phát triển về kinh tế lẫn du lịch. Đồng thời, các chuyên gia cũng đưa ra những tư vấn đầu tư thông minh cho các nhóm dòng tiền khác nhau.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường văn phòng cho thuê sôi động dịp cuối năm

Thị trường văn phòng cho thuê ở Hà Nội sau thời gian “trầm lắng” do ảnh hưởng đại dịch thì nay cũng chính thức bước sang giai đoạn mới, ghi nhận mức tăng giá đáng kể.

Mặt khác, hiện các doanh nghiệp đã trở lại đường đua, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh sản xuất nên nhu cầu về mặt bằng tăng cao.

Một khảo sát của Batdongsan.com.vn vào đầu tháng 10/2022 tại các quận tập trung nhiều văn phòng cho thuê như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đống Đa… đã ghi nhận sự đi lên về giá thuê. Với các hợp đồng thuê cũ được ký từ các năm trước, hiện giá thuê vẫn giữ nguyên theo hợp đồng. Tuy nhiên, ở các hợp đồng ký mới, giá thuê đã được thiết lập lại theo chiều hướng đi lên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyện quỹ tín thác bất động sản

Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, đã có ở Việt Nam nhưng chưa phát triển. REIT có chức năng giúp cho nhiều cá nhân cùng đầu tư vào một bất động sản thông qua chứng chỉ quỹ hay cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể hưởng lợi tức được chia, mua bán chứng chỉ quỹ trên thị trường.

Tại Việt Nam, hiện có duy nhất quỹ REIT là TCREIT thuộc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (TCBS), hoạt động từ năm 2017.

Trong một cuộc trò chuyện với người viết, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch TCBS từng chia sẻ: “TCBS sẽ triển khai sản phẩm chứng khoán hóa bất động sản, REIT. Ví dụ nhà đầu tư cá nhân không có tiền để đầu tư vào tòa nhà văn phòng lớn, hay trung tâm thương mại, Quỹ sẽ chứng khoán hóa nó, xé nhỏ để bán cho nhà đầu tư cá nhân”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh Hoá và bài toán phát triển đô thị biển bền vững

Trải qua 2 năm ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh Covid-19, du lịch Thanh Hoá đã phục hồi mạnh mẽ trở lại. Trong vòng 9 tháng vừa qua, toàn tỉnh đã đón trên 10,3 triệu lượt khách, đạt gần 104% kế hoạch, tổng thu từ du lịch sau 9 tháng đạt gần 20.000 tỷ đồng và đạt 106,4% kế hoạch, vượt mục tiêu đề ra năm 2022.

Những con số “biết nói” trên đã đánh dấu sự trở lại ấn tượng của ngành du lịch Thanh Hóa. Trong nhiều năm gần đây, việc phát triển đô thị gắn với du lịch biển bằng các dự án lớn tại địa phương này đã phá bỏ định kiến du lịch mùa vụ, bình dân để hút khách hạng sang chi tiêu cao, mở ra cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các sản phẩm bất động sản gắn với du lịch nghỉ dưỡng như shophouse, boutique hotel, condotel, căn hộ dịch vụ…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top