Thị trường bất động sản TP.HCM "đứng hình", môi giới bất an
Không có những lượt tham quan dự án, không giao dịch được chốt thành công, thậm chí nhiều môi giới cho biết cả tháng trời không nhận được cuộc gọi quan tâm nào của khách hàng.
Đó là tình cảnh đang diễn ra tại thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay khi mà tình hình dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Ghi nhận ở nhiều dự án bất động sản (BĐS) đều rơi vào tình cảnh đìu hiu, nhiều công trường im ắng, các khuôn viên khuôn viên nhà mẫu, sàn giao dịch mua bán… đều trong tình trạng không một bóng người. Một số sàn hoạt động thì chỉ thưa thớt một số nhân viên sales trực hoặc ngồi ngóng khách.
Chỉ trong vài tháng qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TP.HCM diễn biến một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Trong thời gian giãn cách xã hội, các hoạt động xã hội gần như "ngủ đông", điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh nói chung và riêng thị trường BĐS.
Anh Nguyễn Văn L., nhân viên môi giới của một chủ đầu lớn tại TP.HCM cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch, gần như cả 2 tháng qua anh L. không nhận được một cuộc gọi hỏi thăm dự án nào từ khách hàng, trong khi đó công ty nơi anh làm việc đang chạy 2 dự án cùng lúc nên đội rất nhiều chi phí về truyền thông.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sửa Luật Đất đai để khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
Đất đai tuy là tài nguyên vô giá và không thể thiếu của mỗi quốc gia nhưng diện tích lại “có hạn”. Do đó trong Luật Đất đai 2013 có quy định rằng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của các văn bản luật.
Qua nhiều năm tổ chức thi hành luật, công tác quản lý đất đai đã đạt được những hiệu quả nhất định như kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng ở các luật cũ, không để ách tắc gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất…
Công tác chống tham nhũng với những sai phạm biến đất công thành đất tư, thể hiện quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật đã đem lại niềm tin cho nhân dân, sai phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Các yếu tố làm tăng giá nhà bất chấp tác động của dịch Covid-19
Giá nhà được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh cho tới khi nguồn cung mới được cải thiện. Người dân đang phải trả giá cao hơn cho nhà ở với chất lượng mức bình dân.
Tại Hà Nội, theo ghi nhận của Savills Việt Nam, giá nhà ở tiếp tục tăng mạnh ở tất cả các phân khúc trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, giá chào bán căn hộ sơ cấp trung bình tại đạt 1.625 USD (khoảng 37,3 triệu đồng), tăng 7% theo quý và 11% theo năm, các dự án hạng B tăng mạnh nhất, đạt mức 13% theo năm.
Trước đó, số liệu của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, đa số dự án chung cư mới xây dựng ở thị trường Hà Nội và TP.HCM có giá từ 30 - 45 triệu đồng/m2. Nhà ở có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có ở khu vực xa trung tâm. Lũy kế của sự tăng giá liên tục khiến những căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khúc trung cấp, vượt khả năng chi trả của người có thu nhập thấp tại các đô thị lớn. Theo dự báo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam thì giá căn hộ chung cư có thể tăng 10 - 15% trong thời gian tới.
Không ít chuyên gia bất động sản cho rằng, hệ lụy dễ nhìn thấy nhất của việc giá nhà tăng mạnh là người mua nhà phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân. Bên cạnh đó, tình trạng mua bán, chuyển nhượng sang tay với mức giá chênh lệch lớn cũng sẽ khiến mặt bằng giá khó giảm về thời điểm trước khủng hoảng. Người giàu lại càng sở hữu nhiều bất động sản, còn người nghèo lại càng giảm cơ hội được chạm tay đến giấc mơ an cư, lạc nghiệp. Không chỉ Việt Nam, thực tế này đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quảng Nam đầu tư 290 tỷ đồng xây dựng 3 công trình giao thông ở các huyện miền núi
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt 3 dự án công trình đường giao thông tại 3 huyện miền núi: Bắc Trà My, Nam Trà My và Nam Giang, với tổng đầu tư gần 290 tỷ đồng.
Trong đó, 3 dự án được UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng gồm: Công trình giao thông trên đường ĐH5.NTM đi qua 3 xã Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh (huyện Nam Trà My); Công trình Đường vào khu dược liệu xã Trà Giáp (huyện Bắc Trà My) và công trình Đường giao thông nội bộ kết hợp kè gia cố taluy suối Khe Điêng - Khu trung tâm hành chính huyện Nam Giang.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Choáng với mức tăng giá nhà liền thổ ở huyện Hoài Đức, Hà Nội
Toàn thị trường miền Bắc ghi nhận giá nhà liền thổ tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trung bình khoảng 28,2% theo năm. Trong đó, mức tăng giá cao nhất được ghi nhận ở huyện Hoài Đức lên đến 42,8%.
Thông tin trên vừa được đưa ra tại báo cáo quý II của JLL Việt Nam.
Đại diện đơn vị này cho biết, lượng mở bán nhà liền thổ mới của khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đạt 845 căn, giảm 27,1% so với quý trước.
Dưới tác động của đợt bùng phát dịch lần thứ 4, lượng mở bán của 4 tỉnh lân cận Hà Nội tiếp tục hạn chế với chỉ 151 căn từ 4 dự án nhà liền thổ quy mô vừa và nhỏ ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Hai tỉnh Hưng Yên và Hải Phòng không ghi nhận nguồn cung mới trong quý này.