Thị trường chững, vì đâu bất động sản vẫn khó giảm giá?
Sự suy yếu của nguồn cung bất động sản đang trở thành lý do khiến giá khó giảm và vẫn có xu hướng đi lên.
Kể từ năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản liên tục sụt giảm về nguồn cung bất động sản. Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tại Hà Nội, tổng nguồn cung căn hộ mới trong năm 2018 là hơn 39.084 sản phẩm, nhưng sang tới năm 2019 đã giảm xuống còn gần 22.500 sản phẩm. Năm 2020, nguồn cung căn hộ tiếp tục giảm xuống còn 16.350 sản phẩm. Năm 2021, số căn hộ được chào bán duy trì ở mức 16.841 sản phẩm.
Tương tự, tại TP.HCM, tổng nguồn cung căn hộ trong năm 2018 là 44.851 sản phẩm, sang năm 2019 sụt giảm rất mạnh xuống còn 25.100 sản phẩm, giảm tương đương 44%. Và sang năm 2020, căn hộ tại TP.HCM tiếp tục giảm xuống còn 21.300 sản phẩm. Đến năm 2021, nguồn cung tại TP.HCM tiếp tục giảm sâu xuống 13.583 sản phẩm.
Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2021, cả nước có khoảng 172 dự án nhà ở thương mại hoàn thành và đưa ra thị trường khoảng 24.000 sản phẩm căn hộ. Tổng nguồn cung căn hộ của cả nước trong năm 2021 chỉ nhỉnh hơn một chút, so với nguồn cung căn hộ của riêng TP.HCM trong năm 2020.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dòng vốn chưa thông khiến thị trường bất động sản “kẹt” thanh khoản
Thị trường bất động sản chứng kiến tình trạng kẹt thanh khoản cục bộ khi ba xung lực về tài chính tiền tệ vào lĩnh vực này bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nay thị trường bất động sản lại tiếp tục đối diện với những khó khăn do chính sách kiểm soát dòng vốn ngày càng chặt chẽ. Điều này khiến cho nguồn cung giảm sâu, thanh khoản kém, trong khi đó giá bất động sản lại tăng cao vượt quá khả năng chi trả của người mua.
Ghi nhận cụ thể cho thấy, về tín dụng, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/5, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung đối với nền kinh tế. Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng là 1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%. Dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh bất động sản hơn 786.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,7%.
Về trái phiếu doanh nghiệp, sau một vài sự cố trên thị trường đã khiến trái phiếu doanh nghiệp bất động sản bị thắt chặt. Tính chung 6 tháng đầu năm, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt trên 180.000 tỷ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong quý II tiếp tục sụt giảm khi tổng số đợt phát hành trong quý chỉ đạt 16 đợt, giảm 63% so với quý I, tương ứng với giá trị gần 8.600 tỷ đồng, giảm sâu tới 79% so với quý trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
TS. Lê Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp BĐS cần chấm dứt tình trạng thổi giá
Trong bối cảnh khó khăn vì thiếu vốn, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp bất động sản cần chấm dứt tình trạng thổi giá, đưa giá cả về mặt bằng thực, tạo lòng tin cho nhà đầu tư tiếp tục bỏ tiền…
Đó là một trong những khuyến nghị được TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - đưa ra khi đề cập đến câu chuyện thiếu vốn trên thị trường bất động sản hiện nay.
Theo ông Nghĩa, ở Việt Nam, ngoài một số nguồn vốn như tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp... còn có vốn từ trả trước một phần của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, nguồn vốn này là quan trọng và an toàn giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách.
Mặc dù nguồn vốn này khá an toàn nhưng cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Trước hết, nguồn vốn này có một phần lớn xuất phát từ tín dụng ngân hàng, nhưng hiện tại ngân hàng đang cạn hạn mức cho vay. Hầu hết ngân hàng đang ưu tiên giải ngân cho người mua nhà của các tập đoàn lớn sở hữu ngân hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đô thị cao cấp đa chức năng dẫn dắt xu hướng đầu tư tại Phú Quốc
Đô thị cao cấp đa chức năng vừa có vai trò mở đường cho sự phát triển hạ tầng của Phú Quốc, vừa là yếu tố giúp bất động sản nơi đây gia tăng giá trị.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM - nơi quỹ đất đang dần cạn kiệt, việc các doanh nghiệp bất động sản mở rộng địa bàn đầu tư kinh doanh, đi xa hơn để phát triển các dự án mới là điều tất yếu. Tuy nhiên, để có thể thu hút và hình thành cộng đồng dân cư, các chủ đầu tư cần tạo lập những đại đô thị với quy mô lớn, hội tụ đầy đủ dịch vụ tiện ích, đa chức năng, đáp ứng yêu cầu cuộc sống ngày càng cao của người dân. Đây cũng là một xu hướng mới trong việc phát triển đô thị tại Việt Nam và Phú Quốc cũng không phải là ngoại lệ.
Phú Quốc đang hướng đến trở thành một đô thị biển đảo đặc sắc, một thành phố đáng sống bậc nhất và với những thế mạnh riêng sẵn có, Phú Quốc đang từng bước chuyển mình, thay vì chỉ phát triển bất động sản nghỉ dưỡng như trước đây, thành phố đảo dần hình thành các bất động sản đô thị cao cấp.
Tại chương trình Tọa đàm và Giao lưu trực tuyến "Bất động sản cao cấp đô thị Phú Quốc: Nhận diện dòng vốn và cơ hội đầu tư" do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức cùng sự đồng hành của CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành - Meyland, các chuyên gia đã cùng phân tích tiềm năng, xu hướng và cơ hội đầu tư sản phẩm mới này tại Phú Quốc.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiến nghị cho phép chuyển giao quỹ đất 20%, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%.
Cụ thể, cử tri kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội, trên cơ sở gần như khôi phục lại một số nội dung của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (trước khi được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) như sau:
“Điều 5. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị:
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc phải dành 20% quỹ nhà ở của dự án để làm nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.