Aa

Bất động sản Alibaba tung hoành Đông Nam Bộ

Thứ Hai, 01/07/2019 - 14:00

Bất động sản Alibaba tung hoành Đông Nam Bộ; Vinh danh các doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu của nghề môi giới bất động sản... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản Alibaba tung hoành Đông Nam Bộ

Từ nhiều năm nay, thị trường bất động sản ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ diễn biến rất phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân dù không được cấp phép xây dựng nhưng vẫn tổ chức phân lô, bán nền đã gây nên tình trạng hỗn loạn và để lại nhiều hệ lụy cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụng đất đai.

Trong đó, Tập đoàn địa ốc Alibaba, từ năm 2017 đến nay, đã tự vẽ ra nhiều dự án ‘ma” với hàng trăm hecta đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và mới đây là tỉnh Bình Thuận... Sau đó, rao bán công khai trên trang web của Alibaba và trên mạng xã hội. Thực tế này không chỉ gây bức xúc, lo lắng cho các cấp chính quyền địa phương và người dân mà đang đẩy các cơ quan chức năng vào thế khó khi qui hoạch sử dụng đất đai bị phá vỡ và sự rủi ro, tiền mất, tật mang của các nhà đầu tư và đông đảo người dân.

Tập đoàn địa ốc Alibaba đã tự vẽ ra nhiều dự án ‘ma” với hàng trăm hecta đất nông nghiệp

Tập đoàn địa ốc Alibaba đã tự vẽ ra nhiều dự án ‘ma” với hàng trăm hecta đất nông nghiệp

Gần 2 tuần nay, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải khiên cưỡng trở thành một “điểm nóng” khi chính quyền ở đây tổ chức cưỡng chế việc vi phạm pháp luật về sử dụng đất đai của Tập đoàn địa ốc Alibaba. Quá trình cản trở, chống đối chính quyền, đoàn người mang áo Alibaba đã dùng loa để kích động, lăng mạ, xúc phạm những người thi hành công vụ. Vụ việc được đẩy lên đến mức, buộc cả trăm cảnh sát phải đến để vãn hồi trật tự, việc cưỡng chế mới đảm bảo an toàn. Kết thúc vụ cưỡng chế, 2 nhân viên địa ốc Alibaba bị tạm giữ hình sự và sau đó đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vinh danh các doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu của nghề môi giới bất động sản

Ngày 29/6, trong khuôn khổ Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019 diễn ra tại TP.HCM, Ban tổ chức (BTC) chương trình đã vinh danh hàng loạt các doanh nghiệp, sàn giao dịch bất động sản cùng các cá nhân tiêu biểu trong năm qua.

Theo đó, các hạng mục được BTC chương trình vinh danh gồm: Vinh danh Sàn giao dịch bất động sản tiêu biểu ở 3 miền; Vinh danh nhà môi giới bất động sản tiêu biểu; Vinh danh nhân vật truyền cảm hứng môi giới bất động sản điển hình năm 2018; Vinh danh thương hiệu chủ đầu tư uy tín; Vinh danh cá nhân môi giới bất động sản tiêu biểu và trao bằng khen của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho các đơn vị tiêu biểu của Hội.

Các sàn giao dịch bất động sản tiêu biểu trong năm qua được vinh danh

Các sàn giao dịch bất động sản tiêu biểu trong năm qua được vinh danh

Ở hạng mục Sàn giao dịch bất động sản tiêu biểu, các doanh nghiệp nổi bật được trao giải như: Hải Phát Land; Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CEN Land); Đất Xanh miền Bắc; Newstar Land; Đông Tây Land; Sàn giao dịch Bất động sản Nam Long; Công ty DKRA Việt Nam; Bất động sản Danh Khôi (DKRS); Công ty Cổ phần Đầu tư T&A; Địa ốc Vạn Xuân; Bất động sản Lộc Sơn Hà...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bi kịch đô thị Hà Nội: Ngộp thở với "rừng bê tông", "đói" công trình hạ tầng xã hội

Trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, việc tổ chức không gian sống cho con người yêu cầu phải đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nói như vậy để thấy, việc đảm bảo yếu tố hạ tầng xã hội luôn được coi trọng và thực hiện song song với quá trình phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Ở nước ta, việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội thường được thực hiện sau khi đô thị hình thành. Tại một số khu đô thị, chủ đầu tư thậm chí còn cố tình bỏ quên không thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng xã hội theo quy hoạch.

Ngoài ra, ở một số khu đô thị đã xây dựng công trình hạ tầng xã hội, nhưng quy mô các công trình còn nhỏ so với tỉ lệ dân số. Vấn đề nhức nhối nhất là có không ít dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, chủ đầu tư “ôm đất” hàng chục năm không triển khai để hoang hóa, hoặc sử dụng đất sai mục đích.

Đáng sợ hơn, nhiều khu đô thị tại Hà Nội bị “vỡ trận” vì quy hoạch thiếu đồng bộ, chỉ chú trọng xây chung cư cao tầng mà “bỏ quên” hạ tầng xã hội đi kèm. Hệ lụy của nó là không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của người dân khi đến sinh sống tại khu đô thị đấy.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Đề nghị thu hồi dự án 7 năm “nằm trên giấy” của Công ty Đông Đô

Ngày 24/9/2012, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 01121001116 cho Công ty Cổ phần giáo dục Đông Đô (gọi tắt là Công ty Đông Đô) – đại diện là bà Phạm Thị Ánh Tuyết, chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo đó, Công ty Đông Đô là nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng Trường tiểu học Lý Nhân Tông và Trường THCS - THPT Lý Nhân Tông, tại Khu đô thị mới (KĐTM) Kim Văn – Kim Lũ (thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội). Diện tích đất dự kiến sử dụng 23.069m2, trong đó xây trường tiểu học là 8.618m2 và trường THCS - THPT là 14.451m2. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 200 tỷ đồng, tiến độ thực hiện Quý I năm 2013 – Quý III năm 2017.

Có thể nói, thời điểm đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường là hoàn toàn đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tiễn, không ít đơn vị được cho là nhanh chân “nhận chỗ, xí phần” và được giao là nhà đầu tư, nhưng khi thực hiện dự án thì như “cưỡi ngựa xem hoa”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Mắt rồng" Tây Hồ Tây chiếm lĩnh thị trường bất động sản Thủ đô

Nhờ cú hích hạ tầng, khu vực Tây Hồ Tây đang được đánh giá là một trong những thị trường bất động sản nóng bậc nhất Thủ đô với sự phát triển của hàng loạt dự án cao cấp.

Dọc hai bên tuyến đường Võ Chí Công từ ngã tư Hoàng Quốc Việt đến chân cầu Nhật Tân giống như một đại công trường với những dự án chung cư xuất hiện dày đặc, hầu hết đều là các dự án cao cấp. Điều này cho thấy, bất động sản Tây Hồ Tây đang phát triển rất sôi động với mức giá đắt đỏ bậc nhất Thủ đô. Ngoài các dự án căn hộ, khu vực Tây Hồ Tây còn sôi động với các dự án về trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, trường học...

Cơ sở hạ tầng cải thiện cùng sự khai thông hai tuyến đường lớn: Võ Chí Công - Phạm Văn Đồng; Nguyễn Văn Huyên kéo dài kết nối khu vực Cầu Giấy về hướng ngoại giao đoàn, qua đô thị Starlake… khiến bất động sản nơi đây ngày càng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có chiều dài 11,5km được triển khai trong thời gian tới sẽ nối liền quận Tây Hồ với khu vực đô thị trung tâm lõi thành phố.

Sự khai mở các tuyến đường mới cũng đồng thời thúc đẩy liên kết vùng, kết nối và rút ngắn khoảng cách với các khu vực khác, trở thành “đòn bẩy” gia tăng giá trị của các dự án bất động sản nơi đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

 

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top