Aa

Bất động sản có một năm bội thu, 4 doanh nghiệp đạt EPS trên 15.000 đồng

Chủ Nhật, 18/02/2018 - 14:00

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định thị trường bất động sản năm 2018 chưa có dấu hiệu biến động cực đoan lớn; Đề xuất thực hiện chứng khoán hóa bất động sản; "Soi" dòng tài chính và khả năng trả nợ của Fecon; Không gian công cộng của Hà Nội còn thiếu bản sắc; Bất động sản có một năm bội thu, 4 doanh nghiệp đạt EPS trên 15.000 đồng là những thông tin chính của bất động sản 24h qua.

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà: “Năm 2018, chưa có dấu hiệu biến động cực đoan lớn”

Cho dù một vài phân khúc của thị trường bất động sản có những dấu hiệu cung vượt cầu, tuy nhiên, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2018, thị trường chưa có các dấu hiệu biến động cực đoan lớn.

Trong tham luận tại Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần I, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh: 

"Bộ Xây dựng đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng “Đề án đánh giá thị trường, dự báo xu hướng trung hạn và đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh” để trình Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể, khắc phục hạn chế, kiểm soát có hiệu quả và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, hiệu quả.

Trong đó có sự chuyển hướng đổi mới tư duy về một số vấn đề quan trọng như các công cụ về thuế; phương pháp lý luận mới, hệ thống quy chuẩn tiêu chuẩn mới để giải quyết hạn chế hiện nay là việc sử dụng đất mật độ thấp, lãng phí nguồn lực đất đai ở các khu đô thị; phát triển NƠXH theo quy luật thị trường và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay."

Xem thêm tại đây. 

Đề xuất thực hiện chứng khoán hóa bất động sản

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã phát đi công văn, đưa ra 9 khuyến nghị cho các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2018.

Cụ thể, HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp nghiên cứu để có thể sớm đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện chứng khoán hóa bất động sản.

Đồng thời, khuyến nghị các doanh nghiệp xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn ngoài xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. HoREA cũng khuyến nghị các doanh nghiệp hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu, niêm yết chứng khoán ở nước ngoài.

HoREA cho rằng, các doanh nghiệp phải luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường, coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà; được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).

Một trong những khuyến nghị mà HoREA đưa ra cho các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2018 là nghiên cứu sớm đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện chứng khoán hóa bất động sản.

Một trong những khuyến nghị mà HoREA đưa ra cho các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2018 là nghiên cứu sớm đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện chứng khoán hóa bất động sản.

Xem thêm tại đây.

"Soi" dòng tài chính và khả năng trả nợ của Fecon

Doanh thu FCN tăng trưởng trung bình 20%/ giai đoạn năm trong 2012 - 2016, tạo áp lực lớn lên dòng tiền do đặc thù nhà thầu xây dựng luôn bị chiếm dụng vốn và phải quản lý dòng tiền hiệu quả để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện các dự án thi công.

Được biết, thị trường miền Bắc mang lại khoảng 70% doanh thu và lợi nhuận hàng năm cho FCN. Hiện tại, công ty có hai dự án đầu tư sắp tới được thực hiện kết hợp với đối tác lớn là ACWA Power, Coteccons và REFICO. Gồm: Dự án Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 có đầu ra đảm bảo giúp giảm rủi ro đầu tư; Dự án BT Tỉnh lộ 9 – giả định FCN triển khai tương tự như dự án BOT tuyến tránh Phủ Lý – kỳ vọng mang lại 50 - 60 tỷ đồng lợi nhuận từ thi công cho FCN (~40% giá trị vốn chủ của FCN tại dự án này).

Giai đoạn gần đây, Fecon có những điểm nổi bật trong dòng tài chính, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) phân tích một số điểm đáng chú ý tại Fecon. Khoản phải thu tăng nhanh khiến dòng tiền kinh doanh của FCN âm lũy kế gần 400 tỷ đồng

Xem thêm tại đây.

Không gian công cộng của Hà Nội còn thiếu bản sắc

Thiết kế đô thị ở Việt Nam phát triển rất chậm chạp, sự lộn xộn trong kiến trúc đô thị khá phổ biến, các khu đô thị xây dựng mới thiếu bản sắc, các quảng trường xây dựng hình thức, thiếu các không gian công cộng, các không gian mở. Các đặt hàng cho đồ án thiết kế đô thị khá ít và cũng được triển khai rất ít. Những dự án có nội dung thiết kế đô thị như chỉnh trang 2 bên trục đường mặc dù đã làm nhiều nhưng không có hiệu quả. Công tác quản lý kiến trúc đô thị thực sự đang là một thách thức.

Nhìn về Hà Nội, đã lâu rồi những nét đẹp dường như đã được giới hạn và chỉ còn bản sắc trong một phạm vi nhỏ, gói gọn trong những khu phố cổ, phố Pháp, Hồ Tây. Trong khi đó, các làng xã ven đô đang dần không giữ được bản sắc truyền thống với mái đình, ao làng mà đô thị hóa biến đổi quá nhanh. Điều dễ nhận thấy tại các làng nội đô hiện nay là những con đường ngõ hẹp, xe cộ đông đúc chật chội, nhà cửa xây dựng lộn xộn, như bị chèn ép trong cuộc sống đương đại.

Tại các khu vực mới của Hà Nội đã có nhiều tòa cao ốc đẹp, những khu ở sang trọng, những tượng đài hoành tráng nhưng cũng ở đó còn thiếu những đường phố đẹp, thiếu những không gian công cộng có cả giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ, giá trị xã hội cao, tạo nên tính nơi chốn cho một đô thị.

Thực tế hiện nay, người dân rất cần các không gian công cộng, nơi để tập thể dục buổi sáng, ngồi đánh cờ hay chuyện trò mà không phải ngồi vào hàng quán, không phải tận dụng vỉa hè; các phường, xóm không phải ngăn một đoạn phố lại để làm sân khấu sinh hoạt văn nghệ mỗi khi có ngày lễ, ngày hội.

Hà Nội đang thiếu các không gian công cộng cả về lượng và chất.

Hà Nội đang thiếu các không gian công cộng cả về lượng và chất.

Xem thêm tại đây. 

Bất động sản có một năm bội thu, 4 doanh nghiệp đạt EPS trên 15.000 đồng

Thị trường bất động sản khởi sắc, nhiều doanh nghiệp bất động sản đến kỳ "hái quả" và năm 2017 có đến 4 doanh nghiệp đạt EPS trên 15.000 đồng tức, mỗi đồng vốn bỏ ra thu về một đồng rưỡi lợi nhuận.

Các phân khúc bất động sản từ căn hộ cao cấp, đất nền đến bất động sản nghỉ dưỡng và văn phòng đều có tính thanh khoản tích cực trong năm 2017. Số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy hàng tồn kho giảm rõ rệt khoảng 17% so với năm ngoái. Còn theo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, năm nay thị trường ước tính có 21.000 giao dịch thành công tại Hà Nội và con số này tại TP.HCM cao gần gấp đôi là 41.100 giao dịch. Điều này mang lại cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản một năm bội thu.

Nhiều công ty xây dựng, địa ốc thắng lớn nhờ thị trường bất động sản khả quan. 

Xem thêm tại đây. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top