Aa

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển vẫn là kênh đầu tư hiệu quả

Thứ Sáu, 20/07/2018 - 06:01

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khi đánh giá về phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven biển.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có nhiều tiềm năng.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam là một sự lựa chọn hàng đầu.

Vị trí địa lý là một lợi thế

Bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam có lợi thế là đường bờ biển dài, có những resort bên bờ di sản thiên nhiên thuộc vào hàng đẹp nhất nhì thế giới đã được du khách trong và ngoài nước ghi nhận như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long,… Bên cạnh đó, thiên nhiên thơ mộng, con người hiền hòa thân thiện, uy tín của các nhà đầu tư nội với mức cam kết lợi nhuận trung bình có thể đạt 10 - 12%/năm đang là lợi thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến của du khách và tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, hiệu ứng sôi động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang lan tỏa trên nhiều tỉnh thành như Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Thuận… kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp uy tín vào nghiên cứu và thực hiện đầu tư các dự án có quy mô lớn. Đây cũng chính là cơ hội vàng cho nhà đầu tư biết “chớp thời cơ”.

Theo số liệu của Grant Thornton Việt Nam, ngành du lịch tiếp tục tăng trưởng tốt, với hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đã kéo theo lượng khách tăng trưởng vượt bậc. Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng kỷ lục; từ năm 2016 đến 2017, khách nội địa tăng từ 72 triệu lượt lên 86 triệu lượt - tương ứng 19%; khách quốc tế tăng đến 29%.

Hiện nay, các lĩnh vực khác như vàng hay ngoại tệ cũng chưa thể hiện rõ sức hút cạnh tranh về độ an toàn và tỷ lệ lợi nhuận trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế biến động liên tục, khó đoán định rõ xu hướng. Kênh đầu tư chứng khoán đang ở đáy thị trường. Thị trường chịu áp lực giảm mạnh ngay đầu phiên, qua đó tạo ra khoảng trống giảm điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường tiêu cực; tâm lý nhà đầu tư bắt đầu lo sợ và có phần bi quan về xu hướng thị trường trong ngắn hạn.

Thu hút nhà điều hành quốc tế

Thống kê mới nhất của Savills cho biết, thị trường khách sạn Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng các dự án mang thương hiệu và sự xuất hiện của nhiều nhà điều hành nước ngoài. Số lượng dự án mang thương hiệu tăng trưởng từ 30 dự án năm 2010 lên đến 79 dự án vào cuối năm 2017. Sự tăng trưởng này càng rõ rệt trong đầu năm 2018 khi thị trường liên tục công bố các thương hiệu điều hành mới. Có thể kể đến như Intercontinental Hotels Group (IHG), tập đoàn kinh doanh khách sạn số 1 thế giới, ông chủ của 9 thương hiệu nổi danh toàn cầu là Crown Plaza, Hotel Indigo, Holiday Inn, Holiday Inn Express, Staybridge, Candlewood, sạn, khu resort cao cấp tại những khu vực đắc địạ.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Một tập đoàn quản lý khách sạn toàn cầu khác là Accor Hotels cũng đã có mặt tại Việt Nam. Tập đoàn này đang quản lý gần 4.000 khách sạn tại 92 thị trường với các thương hiệu như Sofitel, Pullman, Novotel, Mgallery. Accor Hotels đang quản lý tại Việt Nam khoảng 20 khách sạn như Bana Hills, Pullman Danang Beach Resort Premier Village Danang Resort, Novotel Danang Premier Han River,… đã, đang và sẽ là cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các nhà đầu tư nội trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam.

Với triển vọng tăng trưởng mạnh của ngành du lịch và cam kết lợi nhuận hấp dẫn của các chủ đầu tư uy tín, trong bối cảnh thị trường chung có nhiều biến động từ hiệu ứng chung cư cháy nổ, vàng và đô-la khó đầu tư, chứng khoán giảm mạnh thất thường, các chuyên gia cho rằng, bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng vẫn đang là điểm sáng.

Các dự án nghỉ dưỡng thu hút được sự quan tâm của nhà điều hành quốc tế nhiều hơn so với vài năm trước nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt hơn, chú trọng vào thiết kế, tăng trưởng niềm tin với các đơn vị quản lý quốc tế, cũng như mong muốn của chủ đầu tư trong việc tạo ra sản phẩm khác biệt, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến sự chuyên nghiệp, hội nhập toàn cầu và tạo giá trị bền vững cho bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, riêng với bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có sự bứt phá mạnh mẽ từ năm 2015 đến nay, có thể khẳng định, nguồn cung của chúng ta còn ít, còn thiếu, chứ không phải thừa, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Với định hướng chiến lược của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và thực tế tăng trưởng về lượng khách du lịch lên đến trên 30% như hiện nay thì tiềm năng, dư địa cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng còn rất lớn.

“Vấn đề là các nhà đầu tư cần phải biết lựa chọn đúng phân khúc, địa điểm đầu tư và đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp để phát triển bền vững. Đặc biệt, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện hành lang pháp lý cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng để chính sách kịp thời bám sát và có những điều chỉnh tích cực cho thị trường, tạo điều kiện cho các đầu tư trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top