Aa

Bất động sản TP.HCM khổ vì lỗi "câu chữ"

Thứ Hai, 10/06/2019 - 14:00

Bất động sản TP.HCM khổ vì lỗi "câu chữ"; Hướng đi nào cho căn hộ cao cấp trong một năm đầy thách thức?... là những thông tin được quan tâm.

Bất động sản TP.HCM khổ vì lỗi "câu chữ"

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết, hiện hàng loạt dự án BĐS đang ách tắc do duyệt quy hoạch 1/500 một cách máy móc.

Mặc dù đã có "Quyết định chủ trương đầu tư" nhưng hiện nay, nhiều dự án tại TP.HCM vẫn đang trong tình trạng mòn mỏi chờ làm thủ tục hành chính vì Sở Quy hoạch Kiến trúc đang hiểu máy móc về chữ "nhà đầu tư" và "chủ đầu tư".

Cụ thể, hàng loạt dự án rơi vào tình trạng không thụ lý hồ sơ do trình duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc trong bản vẽ tổng mặt bằng của các dự án trên là hồ sơ của “Nhà đầu tư”. Theo ông Châu, sở dĩ có sự máy móc trong 2 cụm từ "Nhà đầu tư" và "Chủ đầu tư" là do Khoản 7 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị quy định: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư. Do đó, đây là lỗi phát sinh trong công tác thực thi pháp luật.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Rừng bê tông” đua nhau bức tử đô thị

Sự xuất hiện của các tòa cao ốc, các khu đô thị nghìn tỷ là minh chứng tất yếu cho quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nói riêng, các nước phát triển nói chung. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc vào năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa của châu Á đang ở mức 50%, châu Âu là 74% và Bắc Mỹ là 82%. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, cuộc chạy đua siêu đô thị diễn ra sôi động trên thế giới ,đặc biệt ở khu vực châu Á.

Riêng đối với Việt Nam, tỷ lệ đô thị hóa trên cả nước năm 2018 đạt 38%. Hiện tại, cả nước có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017). Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 78% (tăng 1% so với năm 2016), quy hoạch chi tiết đạt khoảng 39% (tăng 2% so với năm 2017), quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100% (tăng 0,6% so với năm 2017).

Không nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị, hướng tới siêu đô thị vệ tinh. Mặc dù tỷ lệ đô thị hóa chung của Việt Nam mới chỉ đạt mức chưa đến 40%, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là dấu hiệu tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, phần lớn các khu đô thị lại tập trung tại một số trung tâm là những thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... ; ở các khu vực khác vẫn còn ở mức thấp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hướng đi nào cho căn hộ cao cấp trong một năm đầy thách thức?

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2019, nguồn cung căn hộ chung cư tại Hà Nội giảm mạnh so với quý IV/2018. Nguồn cung căn hộ cao cấp trong quý I/2019 mới chỉ đạt 416 căn. Tuy nhiên, trong năm 2018, tổng lượng cung căn hộ cao cấp chào bán trên thị trường đã lên tới 9.389 căn.

Dự báo của Savills, năm 2019, thị trường Hà Nội sẽ đón nhận khoảng 41.300 căn hộ chung cư, trong đó dòng sản phẩm cao cấp sẽ chiếm một lượng khá lớn.

Theo đánh giá của giới quan sát, với lượng cung tung ra thị trường lớn, mức độ cạnh tranh trong dòng phân khúc chung cư cao cấp sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Nhận định về thách thức đối với dòng phân khúc cao cấp, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc phụ trách Bộ phận Phân tích CBRE Việt Nam cho hay: "Thực tế cho thấy, khách hàng ngày càng trở nên thông minh, đặc biệt là khi họ phải bỏ ra một số tiền lớn. Do đó, họ sẽ khắt khe hơn và không còn tin vào những quảng cáo quá hào nhoáng của chủ đầu tư".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cuộc chiến chung cư: Bao giờ mới hết?

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 4.422 chung cư, trong đó 458 chung cư có tranh chấp, chiếm khoảng 10%. Những hình ảnh như người dân căng băng rôn phản đối, cùng viết đơn kiến nghị… đã trở thành “chuyện như cơm bữa” tại các chung cư.

Đến thời điểm hiện tại, giải pháp cuối cùng cho những cuộc biểu tình, phản đối chỉ là … đối thoại. Song, căn nguyên của mọi vấn đề vẫn tiếp tục là “ngòi nổ” cho các cuộc tranh luận không hồi kết tại chung cư.

Bộ Xây dựng cho hay, tranh chấp chủ yếu liên quan đến việc chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị; không thống nhất đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư; chậm đóng góp bàn giao quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì; chất lượng công trình; phí dịch vụ...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Trì trệ, ì ạch cải tạo chung cư cũ: Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung cơ chế đặc thù

Trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận điểm tắc nghẽn nhất trong cải tạo chung cư cũ vì không bảo đảm được hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và người dân. Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung chính sách đối với việc tăng chiều cao, tăng dân số cho các dự án cải tạo chung cư cũ.

“Phải sửa đổi, bổ sung thể chế, sau đó là phải có quy định cụ thể linh hoạt hơn về tăng chiều cao và dân số đối với các dự án cải tạo chung cư cũ trong một số trường hợp”, ông Phạm Hồng Hà nói.

Vị tư lệnh ngành xây dựng khẳng định, trong thời gian tới sẽ đề xuất với Chính phủ để bổ sung chính sách về vấn đề này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top