Bất động sản TP.HCM: Diễn biến lạ
Trong 5 tháng đầu năm, lượng hàng cung cấp ra thị trường TP.HCM giảm mạnh so với cùng kỳ nhiều năm trước. Đặc biệt, với phân khúc chung cư, chỉ 15 dự án được mở bán, với hơn 3.000 căn hộ. Trong khi đó, cùng kỳ những năm trước, lượng hàng luôn ở mức trên 10.000 sản phẩm.
Trong khi nhu cầu đối với nhà giá rẻ, nhà giá tầm trung cao nhất, thì lượng hàng bán ra trong 5 tháng qua lại chủ yếu là hàng cao cấp, với mức giá bán trên 30 triệu đồng/m2, vượt xa khả năng mua của đại bộ phận người dân. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, không có dự án nhà ở xã hội mới nào được mở bán.
Một diễn biến lạ nữa là giao dịch đất nền giảm mạnh. Nếu thời gian trước, thị trường đất nền luôn trong cảnh sốt nóng với lượng hàng bán ra lớn (hàng ngàn sản phẩm), thì từ đầu năm đến nay, giao dịch rất hạn chế (chỉ có hơn 500 sản phẩm được bán).
Tuy nhiên, thị trường lại xuất hiện một diễn biến xấu, đó là tình trạng nhà đầu cơ và doanh nghiệp tự ý lập dự án “ma” bán đất nền. Trong 5 tháng đầu năm, liên tục các quận, huyện tại TP.HCM đã ra thông báo cảnh báo người dân về dự án “ma”, như quận 7, quận 9, quận 12...
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Không xác định giá đất theo thị trường, không chấm dứt được khiếu kiện”
Liên quan tới lỗ hổng của Luật Đất đai 2013, phát biểu tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) nhận định, giá đất để tính tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi, cũng như tính tiền sử dụng đất, cho thuê đất phải nộp ngân sách hiện nay rất bất cập, không sát với thị trường, làm thiệt hại cho người dân, gây bức xúc, khiếu kiện và thất thu ngân sách.
“Chính phủ cần theo sát diễn biến của thị trường để điều chỉnh khung giá đất kịp thời, chấm dứt tình trạng có khu vực đã áp mức giá tối đa của Chính phủ nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường”, đại biểu Hàm nói.
Vị đại biểu tỉnh Phú Thọ cũng cho rằng, Chính phủ cần phải hoàn thiện các phương pháp tính giá đất và các vấn đề liên quan để các địa phương xác định bảng giá đất cụ thể phù hợp với thị trường, bảo đảm lợi ích cho người dân và không gây thất thoát ngân sách. Dù nhấn mạnh đây là vấn đề rất khó, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng không thể không làm vì Hiến pháp quy định “đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đừng biến quy hoạch chung thành quy hoạch... của ông
Mới đây, tại nghị trường quốc hội, Các đại biểu Quốc hội đã trao đổi sôi nổi về thực trạng sử dụng đất và quy hoạch đô thị tại các thành phố lớn, nhất là những thành phố như Hà Nội, TP.HCM. Có thể nói trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội cả nước thì diện mạo của các đô thị đã thay đổi, nhưng riêng đối với công tác quy hoạch đô thị thì hầu như không để lại dấu ấn nào đặc sắc.
Tình trạng sử dụng đất không hiệu quả, thất thoát lãng phí một phần là do công tác quy hoạch của chúng ta còn nhiều điều đáng phải bàn. Thực trạng quy hoạch đô thị theo kiểu "quy hoạch 'trên trời' nhưng cuộc đời nằm ở hạ giới" vẫn tồn tại mặc dù Luật Quy hoạch đã chỉ ra rằng, trước khi xây dựng đề án quy hoạch khu dân cư hay một phần nào đó của thành phố, cần lấy ý kiến của người dân vùng quy hoạch.
Đơn cử như tôi là công dân Thủ đô, rất quan tâm đến các vấn đề phát triển đô thị, nhưng chưa bao giờ được bất kỳ ai hỏi ý kiến về quy hoạch, ngay cả khi tôi là công dân vùng quy hoạch. Điều này gây ra hệ quả là nhiều đề án, dự án ra đời không nhận được sự đồng tình của người đân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Khai thác kiểu tận thu là cách nhanh nhất đẩy du lịch đến bờ diệt vong"
Khi du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ lực, đồng nghĩa với loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể, hệ thống di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa chính là nguồn tài nguyên du lịch lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch của các vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều địa phương khi phát triển bất động sản du lịch đã xâm hại những nguồn tài nguyên quý giá này. Vậy làm thế nào để vừa có thể bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn di sản văn hoá địa phương mà vẫn phát triển du lịch hiện đại?
PGS. TS. KTS. Khuất Tân Hưng, Chủ nhiệm bộ môn Lý luận và Bảo tồn di sản, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội cho rằng, khi đã xác định được giá trị đích thực của một khu du lịch, thì mọi câu chuyện, bao gồm cả những đề xuất quy hoạch, kiến trúc đều phải xoay quanh nó. Nên trân trọng gìn giữ những gì, nên cho phép xây dựng công trình gì, ở đâu, quy mô thế nào, hình thức ra sao... để không ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch là điều chính quyền địa phương và các nhà quản lý phải cân nhắc thấu đáo. Có như vậy thì mới hy vọng vừa phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm, vừa giữ được bản sắc của địa điểm. Nếu chính quyền địa phương hay Nhà nước cho phép khai thác quá mức thì đến lúc nào đó tài nguyên du lịch, các di sản văn hoá, cảnh quan cũng sẽ bị thoái hóa, biến dạng và khu du lịch cũng “chết”. Khi đó, cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều bị thiệt hại.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mua condotel có được cấp sổ đỏ?
Tại hội thảo “Đầu tư vào đâu lợi nhuận cao và bền vững?" do Báo Thanh Niên tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết ông đã nghiên cứu kỹ về các luật có liên quan, người mua căn hộ condotel phải được cấp sổ đỏ nhưng rất tiếc từ 2008 đến nay, có tình trạng một số tỉnh cấp sổ đỏ cho người mua condotel ghi trên đó là sở hữu ổn định lâu dài, không hình thành giá trị ở. Điều đó hoàn toàn trái với quy định của Luật Đất đai.
Ông Châu đưa ra dẫn chứng khi có kết luận của thanh tra Đà Nẵng cấp lại sổ đỏ nhưng lại trừ mất thời gian 11 năm và chỉ còn 39 năm là thiệt hại cho người dùng. Vì vậy, ông Châu kiến nghị cấp lại sổ đỏ nhưng vẫn có thời gian sở hữu 50 năm hoặc theo thời hạn của dự án đó cho người mua condotel.
Bên cạnh đó, ông Châu cũng lưu ý việc cam kết lợi nhuận về condotel của nhiều chủ đầu tư rất cao, từ 8 -1 2%/năm nhưng lại không có biện pháp để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện theo cam kết. Vì vậy tính khả thi chưa đảm bảo.
Xem thông tin chi tiết tại đây