Aa

Bất động sản 24h: “Cá mập“ sẵn tiền mặt rục rịch gom đất nền cắt lỗ, chuyên gia cảnh báo

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 06/05/2023 - 09:49

Nhiều khó khăn của các dự án bất động sản đã được tháo gỡ; "Cá mập" sẵn tiền mặt rục rịch gom đất nền cắt lỗ, chuyên gia cảnh báo... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Thiếu trường học tại các khu công nghiệp, cần sự chung tay của chính quyền và doanh nghiệp

Nhu cầu gửi trẻ trong khu công nghiệp đang ngày càng gia tăng, trong khi nhà trẻ công lập thì ít, nhà trẻ tư thục thì chi phí cao đã khiến công nhân có con nhỏ càng thêm vất vả và khó khăn.

Như thường lệ mỗi buổi sáng, đến giờ đi làm, khu trọ của công nhân gần các khu công nghiệp Bắc Thăng Long đều đóng cửa. Và những gia đình có con nhỏ thì vội vàng khăn gói chở con đi gửi nhà trẻ.

Chúng tôi gặp chị Đ.T.Hoa đang tất bật chuẩn bị đồ đạc để đưa con gái 5 tuổi đến nhà trẻ trước khi đi làm. Vợ chồng chị Hoa quê ở Nghệ An ra thuê trọ ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội sinh sống, làm công nhân của khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã được hơn 5 năm. Căn phòng trọ được gia đình chị Hoa thuê với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Do không thể gửi con về quê vì ông bà nội tuổi đã cao lại hay đau ốm nên vợ chồng anh chị quyết định để con ở lại và gửi nhà trẻ gần nơi thuê trọ.

thiếu trường học

“Tôi đành phải gửi con ở một trường mầm non tư thục nhỏ gần khu công nghiệp. Tiền phải nộp hàng tháng trung bình là 1,6 triệu đồng, bao gồm 900.000 đồng học phí và 650.000 đồng tiền ăn hai bữa, thêm phụ phí trông coi ngoài giờ 10.000 đồng/giờ. Với mức thu nhập của 2 vợ chồng như hiện tại thì tôi lựa chọn trường tư thục vì nằm trong khả năng chi trả của gia đình mặc dù điều kiện cơ sở chăm sóc cũng như học tập không được tốt bằng các trường công lớn ở đây. Hơn nữa, chúng tôi còn phải tiết kiệm cho các khoản sinh hoạt chi tiêu khác trong gia đình. Chúng tôi cũng chưa có dự định về quê hay rẽ hướng khác vì còn sức khỏe thì cứ làm công nhân đi đã, mai sau có tuổi rồi tính", chị Hoa chia sẻ.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, gia đình chị Loan làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã hơn 6 năm nay, chị Trần Thị Bích Loan là công nhân tại Công ty Panasonic và chồng chị hiện đang làm ở Công ty TNHH Kein Hing, phải chật vật bươn chải, cắt giảm chi tiêu để trang trải sinh hoạt trong gia đình và lo chi phí cho con nhỏ đi học. Tổng thu nhập của hai vợ chồng Loan khoảng 17 triệu đồng/tháng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Cá mập" sẵn tiền mặt rục rịch gom đất nền cắt lỗ, chuyên gia cảnh báo

Không ít nhà đầu tư sẵn tiền mặt đi mua gom đất nền cắt lỗ, nhưng chuyên gia dự báo thời gian tới khi áp lực tài chính lên cao, nhiều chủ đất sẽ tiếp tục phải giảm giá bán.

Đất nền ven đô Hà Nội vẫn chứng kiến đà lao dốc về giá bán. Thời điểm này, làn sóng "bắt đáy" đang diễn ra ở những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh.

Anh Nguyễn Quang Thiện - một nhân viên môi giới bất động sản ở Hà Nội, cho biết, từ cuối quý I năm nay, lượng quan tâm tới đất nền một số huyện vùng ven của Hà Nội đã tăng lên. Khá nhiều nhà đầu tư có sẵn tiền mặt sẵn sàng "xuống tiền" với những mảnh đất bán cắt lỗ của nhà đầu tư tài chính yếu, dùng đòn bẩy tài chính đang tìm cách "thoát hàng".

"Giao dịch thị trường tập trung nhiều nhất ở những mảnh đất nền giảm giá sâu từ 30% trở lên so với năm ngoái. Bên cạnh đó, những mảnh giá khoảng 2-3 tỷ đồng có thể ở hoặc kinh doanh sẽ nhận được mối quan tâm lớn của thị trường", anh Thiện nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội cải tạo chung cư cũ vẫn chưa có lời giải

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, TP. Hà Nội sẽ cải tạo 10 khu tập thể, chung cư cũ có mức độ nguy hiểm cấp độ D. Tuy nhiên còn nhiều dự án cải tạo chung cư cũ vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương chấp thuận đầu tư, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề tiêp tục được đặt ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Quận Cầu Giấy của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội vào ngày 6/5.

Từ năm 2013 đến nay Dự án cải tạo nhà A, B Khu tập thể Nghĩa Đô theo hình thức hợp tác kinh doanh, xây dựng mới công trình, thay thế khu nhà cũ đã hư hỏng, xuống cấp với tổng diện tích của dự án hơn 7.700m2 vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương. Vì nhiều lý do, người dân vẫn phải tiếp tục sống trong khu tập thể Nghĩa Đô đang xuống cấp trầm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Cử tri phường Nghĩa đô mong muốn nhận được câu trả lời thoả đáng từ chính quyền Quận Cầu Giấy và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, TP. Hà Nội sẽ cải tạo 10 khu tập thể, chung cư cũ có mức độ nguy hiểm cấp độ D. Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thành phố Hà Nội đã yêu cầu UBND các quận tập trung nhiều nhà chung cư cũ khẩn trương thực hiện di dời các hộ dân khỏi nhà nguy hiểm, khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2023 và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý III/2023.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chính sách bảo tồn biệt thự cổ tại Hà Nội: Những bài toán cần phải giải

Nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội đang bị hư hỏng nặng và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia “đau đầu” chính là việc dù muốn nhưng không thể đưa ra biện pháp bảo tồn hợp lý và bền vững.

Điều đáng hoan nghênh là Hà Nội - một trong số các đô thị lớn chứa đựng nhiều dấu ấn kiến trúc của Pháp - đã thống kê và đánh giá kịp thời quỹ biệt thự di sản thời kỳ thuộc địa mà mình đang lưu giữ. Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần mở đầu của một câu chuyện mà phần tiếp theo mới thực sự gây đau đầu cho các nhà quản lý khi phải đề xuất các phương cách ứng xử với từng nhóm nói chung và từng biệt thự nói riêng trên cơ sở những đánh giá, xếp loại trước đó. Hàng loạt vấn đề xuất hiện, vấn đề này kéo theo vấn đề kia một cách “bất tận” khiến sau bao nhiêu năm Hà Nội vẫn chưa thể tìm ra được những giải pháp hợp lý và bền vững.

biệt thự cổ tại hà nội

Đầu tiên là những vấn đề, vướng mắc về mặt pháp lý. Không thể phủ nhận là các biệt thự tuy có giá trị kiến trúc nhất định nhưng giá trị đó lại chưa đủ để chúng có thể được xếp hạng di tích, điều này khiến chúng không được bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa mà chỉ được xem như những công trình kiến trúc xây dựng (có giá trị) được chi phối bởi Luật Kiến trúc và Luật Xây dựng.

Như vậy, việc sửa chữa, cải tạo sẽ tuân theo các quy trình đánh giá giá trị vật chất xây dựng còn lại hơn là giá trị tinh thần di sản mà các biệt thự này mang lại. Chính vì vậy, khi xuống cấp, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, nhiều biệt thự được đề nghị phá bỏ vì đã có trường hợp các biệt thự này tự sập đổ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều khó khăn của các dự án bất động sản đã được tháo gỡ 

Chiều 5/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã thông tin tình hình và kết quả hoạt động của Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản do Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Tổ trưởng.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trong thời gian vừa qua, Tổ công tác đã làm việc với các bộ ngành, địa phương, đã rà soát, nhận diện các khó khăn và đánh giá có một số nhóm khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản như vấn đề về đất đai, quy hoạch, trình tự đầu tư, pháp luật về nhà ở và các pháp luật khác có liên quan; Tại một số địa phương, việc thực thi còn chưa quyết liệt để tháo gỡ cho các khó khăn cho các dự án bất động sản; Đối với nhóm khó khăn về nguồn lực tài chính cho dự án bất động sản thì thời gian qua đã được Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có rất nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Trên cơ sở nhận diện những khó khăn, vướng mắc như vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo như: Nghị quyết 33 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản phát triển an toàn, ổn định, lành mạnh. Thêm vào đó là 3 công điện đôn đốc các bộ, ngành địa phương, từ đó chúng ta thấy rằng các biện pháp là rất quyết liệt.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top