Hậu giãn cách, nhà đầu tư rục rịch gom đất nền tỉnh lẻ
Các yêu cầu về giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động giao dịch đất nền tỉnh lẻ tại một số khu vực ven TP.HCM nhanh chóng sôi động trở lại. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo cần quan sát thêm.
Chị Phương - một nhà đầu tư kiêm môi giới bất động sản tại TP.HCM - cho biết từ sau giãn cách xã hội đến nay, chị liên tục dẫn khách đi xem đất tại Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), trung bình 3 - 4 chuyến/tuần. Đa phần khách chủ động đặt yêu cầu và lên lịch hẹn đi xem đất. Mỗi chuyến đi thường khoảng 5 - 6 khách, nhưng có hôm phải thuê xe 16 chỗ mới đủ đáp ứng nhu cầu tăng cao sau dịch.
Nhóm khách này chủ yếu "săn lùng" những lô đất nền diện tích 100m2, 500m2 và 1.000m2 với giá bán 2 - 7 triệu đồng/m2, nằm gần mặt tiền Quốc lộ 55 hoặc dự án Novaworld Hồ Tràm quy mô 1.000m2. Các sản phẩm có giá bán tăng 5 - 10% so với thời điểm trước dịch, nhưng khách hàng quyết định "xuống tiền" khá nhanh. Chỉ trong hơn một tháng, chị Phương đã hỗ trợ khách mua 16 lô đất tại riêng Bình Châu. Bản thân chị cũng vừa "chốt" lô đất thứ 5 tại đây.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thấy gì từ sự "lên đồng" của nhóm cổ phiếu bất động sản?
Từ tháng 10/2021 đến nay, dù vẫn có những phiên tăng giảm đan xen nhưng mặt bằng chung, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn đang được xem là "hoa hậu" của thị trường chứng khoán khi ghi nhận mức tăng đáng nể.
Dù thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một tuần giao dịch đầy biến động song vẫn có điểm nhấn về giao dịch cổ phiếu. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục là tâm điểm của dòng tiền như: MCG của Công ty CP Năng lượng và Bất động sản MCG ghi nhận mức tăng gần 40%, CEO của Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) tăng 58,3%, HQC của Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân tăng 18,4%, TCH của Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy tăng 17,4%, BCG của Công ty CP Bamboo Capital tăng 5%...
Bên cạnh đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp như ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Itaco) tăng hơn 15% , SJS của Sudico tăng 8%... cũng góp phần giúp đà tăng chung của ngành thêm sôi động.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp: Triển vọng bứt phá trong “bối cảnh mới”
Với chiến dịch tiêm chủng vắc-xin toàn dân cùng chủ trương “sống chung với dịch”, giới chuyên gia nhận định, BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục phát triển, duy trì được dòng vốn FDI cùng nhiều ưu thế trên thị trường.
Trong đợt tái bùng phát lần thứ 4 của đại dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới sản xuất công nghiệp.
Đơn cử như tháng 7/2021, theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp của Bộ Công Thương, có 7 địa phương trọng điểm phát triển công nghiệp có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước bao gồm: TP.HCM giảm 19,4%; Long An giảm 14,6%; Cà Mau giảm 13,7%; Đồng Tháp giảm 5,7%; Trà Vinh giảm 5,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1,9%; Bến Tre giảm 0,2%.
Sự sụt giảm của toàn ngành công nghiệp đã kéo theo lĩnh vực bất động sản công nghiệp có những ảnh hưởng liên quan. Các hoạt động cho thuê đất, xây xưởng gần như không diễn ra, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng trở nên điêu đứng.
Trước những diễn biến khó khăn này, nhiều nhà đầu tư lo ngại doanh nghiệp nước ngoài sẽ dịch chuyển dòng tiền sang các khu vực xung quanh kéo theo sự sụt giảm của dòng vốn FDI.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, sẽ không xảy ra tình trạng đứt gãy dòng vốn FDI bởi bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế “đường dài”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Từ đại dịch Covid-19, nhìn lại quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp
Sau đợt dịch Covid-19, có thể thấy doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng nhà ở cho công nhân vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa đỡ tốn kém hơn thực hiện 3 tại chỗ. Do đó, xây nhà ở cho công nhân là điều nên làm ngay.
Thời gian qua, dù TP.HCM đã và đang triển khai khá nhiều dự án xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, song chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Tại nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM đang tồn tại thực trạng đáng buồn, đó là việc không bố trí đất xây nhà cho công nhân, thậm chí còn cắt đất xây dựng nhà xưởng cho thuê.
Những khu công nghiệp có quy hoạch đất làm nhà cho công nhân hay nhà ở cho chuyên gia, thì chỉ sau một thời gian đã “hô biến” thành các dự án bất động sản thương mại hoặc phân lô bán nền. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp chỉ đơn thuần là san lấp mặt bằng và chờ nhà đầu tư tới đầu tư, chưa quan tâm đúng mức vấn đề phát triển nhà ở, ổn định an sinh xã hội cho công nhân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản trước áp lực lạm phát
Trước các lo lắng về rủi ro lạm phát tăng cao, các chuyên gia cho rằng bất động sản là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền, song các nhà đầu tư không nên dùng đòn bẩy quá nhiều.
Các lệnh nới lỏng giãn cách cùng phương án chống dịch mới đã được áp dụng, thị trường bất động sản đang kỳ vọng vào xu hướng mở cửa trở lại của nền kinh tế Việt Nam cùng với gói kích thích kinh tế mới của Chính phủ.
Tuy nhiên, những dấu hiệu lạm phát từ việc tăng giá xăng dầu đang được nhắc nhiều. Đặc biệt mới đây, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới có xu hướng gia tăng. Các nước phát triển đang có mức lạm phát cao lịch sử. Do đó, áp lực lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là rất lớn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, quan sát kể từ đầu tháng 10 đến nay, diễn biến của ba kênh đầu tư này đã phản ánh phần nào sức nóng của rủi ro lạm phát tại thị trường Việt Nam.