Aa

Bất động sản 24h: Mặt bằng cho thuê vẫn ế… vì bị hét giá cao?

Thứ Tư, 25/05/2022 - 10:36

Mặt bằng cho thuê vẫn ế… vì bị hét giá cao?; Loạn "thổi giá" thông qua đấu giá đất, đề xuất siết đối tượng tham gia... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Mặt bằng cho thuê vẫn ế… vì bị hét giá cao?

Nhu cầu thuê mặt bằng để kinh doanh tăng cao sau những diễn biến tích cực từ phòng chống dịch Covid-19 nhưng nhiều người thuê lại ngán ngẩm vì chủ nhà hét giá cao.

Theo ghi nhận của PV, mặt bằng cho thuê trên nhiều tuyến phố sầm uất của Hà Nội vẫn đang trong tình trạng treo biển tìm khách thuê. Đáng nói, có những mặt bằng đăng biển cho thuê cả năm nay.

Đơn cử, tại tuyến phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một căn nhà mặt phố diện tích 200m2, cao 7 tầng đang có giá rao cho thuê là 500 triệu đồng/tháng; căn nhà 40m2, xây mới cao 4 tầng có giá 40 triệu đồng/tháng.

Tương tự, tại tuyến phố sầm uất bậc nhất Hà Nội như phố Huế, giá nhà cho thuê cũng ở mức cao. Nhà mặt phố 160m2, cao 7,5 tầng có giá cho thuê là 220 triệu đồng/tháng; nhà 105m2, cao 7 tầng giá thuê 140 triệu đồng/tháng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đầu tư biệt thự ven đô theo phong trào dễ gặp rủi ro

Thời gian qua, biệt thự, shophouse, nhà liền kề trở thành phân khúc nóng trên thị trường bất động sản khi liên tục ghi nhận nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bùng nổ tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là vùng ven Hà Nội.

Theo ông Cao Minh Thành, Tổng giám đốc MLAND Pro, đơn vị phân phối dòng sản phẩm thấp tầng ven đô nhận định, ngay từ thời điểm dịch bệnh bùng phát năm 2021, các dự án mở bán sản phẩm biệt thự, liền kề ven đô đều nhanh chóng hết hàng. Thậm chí, có dự án đòi hỏi người mua phải đặt cọc trước bởi ngay khi tung hàng đã không còn chỗ để chen vào.

Lý giải về sức nóng của phân khúc bất động sản thấp tầng ven đô, ông Thành cho biết, dòng sản phẩm này đang khan hiếm về nguồn cung. Quỹ đất nội đô cũng rất khan hiếm khiến các dự án “nhỏ giọt”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dòng vốn ngoại có trở thành điểm tựa mới cho thị trường bất động sản?

Trong bối cảnh siết chặt tín dụng, trái phiếu chịu kiểm duyệt khắt khe, nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư đang hướng về dòng vốn FDI như một điểm tựa mới.

Thị trường toàn cầu vẫn dễ bị tổn thương do chính sách thắt chặt của các ngân hàng trung ương. Đặc biệt, động thái tăng lãi suất chóng mặt từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed), đã khiến dòng tiền chuyển động dần lan sang các thị trường mới nổi. 

Quan sát có thể thấy, dòng vốn khối ngoại đang đổ về thị trường bất động sản Việt Nam. Đây được xem là điểm tích cực khi tâm lý các nhà đầu tư trong nước đang có nhiều lo ngại trước các lệnh siết vốn, cấm phân lô bán nền…

Theo Bộ Xây dựng, tính đến 20/3/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Loạn "thổi giá" thông qua đấu giá đất, đề xuất siết đối tượng tham gia

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, từ năm 2017 đến nay, tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng "đầu nậu", "cò đất", "doanh nghiệp bất lương" đã nhiều lần gây ra các cơn "sốt ảo". Giá đất đi liền với tình trạng phân lô bán nền tràn lan tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản và làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Một trong các nguyên nhân có thể bắt nguồn từ "bất cập" của một số quy định dưới Luật cho phép "tách thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở". Do vậy cần thiết sửa đổi một số quy định của các nghị định và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh Hóa xử phạt hàng loạt dự án vi phạm trật tự đô thị

Mới đây, UBND TP. Thanh Hóa ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hành chính đối với các dự án vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đồng thời ban hành các quyết định kỷ luật đối với tập thể cá nhân để xảy ra vi phạm.

Đầu tiên, ngày 20/5, UBND TP. Thanh Hóa ký quyết định số 4211/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính số tiền 90 triệu đồng đối với Liên danh Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần IDEC Việt Nam, là chủ đầu tư Khu đô thị Đông Hải (địa chỉ tại số 137, đường Lý Nam Đế, phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa).

Theo quyết định, chủ đầu tư đã tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, gồm 5 lô biệt thự và 56 lô liền kề tại dự án Khu đô thị Đông Hải. Hành vi vi phạm nêu trên được quy định tại Khoản 8, Điều 16, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top