Bất động sản công nghiệp vào đà tăng trưởng mới
Thị trường bất động sản công nghiệp đang bước vào đợt tăng trưởng mới, với các thương vụ lớn được thực hiện tại các vị trí trọng điểm.
Tập đoàn Framas của Đức vừa thuê một khu nhà xưởng xây sẵn rộng 20.000 m2 tại Dự án KTG Industrial Nhơn Trạch 2 (tỉnh Đồng Nai). Framas chuyên sản xuất các bộ phận bằng nhựa chất lượng cao phục vụ khách hàng như Nike và Adidas.
Theo ông Fabian Urban, Giám đốc phụ trách mảng công nghệ giày dép của Framas Việt Nam, lý do chọn Việt Nam để mở nhà máy là vì cơ sở vật chất vượt trội so với các địa điểm khác. “Việc thành lập nhà máy mới là một phần trong chiến lược của Tập đoàn nhằm phát triển lĩnh vực giày dép tại Việt Nam”, ông Urban cho biết.
Trong khi đó, ngày 12/5, thương hiệu trang sức Đan Mạch Pandora đã ký kết Biên bản ghi nhớ xây dựng cơ sở chế tác trang sức mới tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP) ở tỉnh Bình Dương, cách TP.HCM 40 km.
Ông Jeerasage Puranasamriddhi, Giám đốc cung ứng tại Pandora Production Co., Ltd., cho hay, nhà máy mới sẽ là địa điểm sản xuất thứ ba của Công ty và là địa điểm đầu tiên bên ngoài Thái Lan.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Vành đai 4 Vùng Thủ đô: Nhận diện tuyến đường “kết nối tương lai“
Tuyến đường được kỳ vọng sẽ là động lực phát triển cho Vùng Thủ đô, gia tăng khả năng kết nối liên vùng để cùng bứt phá.
Tại tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội mà Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án được xác định có tổng chiều dài khoảng 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài 58,2km, qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Điểm đầu đường Vành đai 4 tại km3 + 695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Điểm cuối tại km40 + 500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó đầu tư 9,7km đường nối từ cuối đường vành đai 4, từ cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo quy hoạch đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín dự án. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha.
Nhằm giải quyết các giao cắt hai bên tuyến, tạo không gian phát triển mới phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị các địa phương, Chính phủ lựa chọn phương án 65% chiều dài đường vành đai 4 đi trên cao. Còn khoảng 39,13km (Hà Nội 10,53km, Hưng Yên 8,4km, Bắc Ninh 20,2km) được thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Trong giai đoạn hoàn chỉnh, hợp phần đường cao tốc sẽ được nâng lên 6 làn xe tiêu chuẩn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam: Chu kỳ tăng trưởng mới của bất động sản nghỉ dưỡng đang mở ra
Ông David Jackson - Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, bất động sản nghỉ dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch và sự quay trở lại của khách quốc tế. Với việc Việt Nam đã mở lại đường bay quốc tế, ngành du lịch đã tìm thấy “cửa sáng” và đang dần năng động trở lại dù có chậm hơn một số lĩnh vực khác. Theo đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang dần “ấm” lên.
Điều đáng nói là các nhà đầu tư vào phân khúc này thường có tư duy dài hạn thay vì tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Có nhiều yếu tố để họ tin vào một chu kỳ tăng trưởng mới của bất động sản nghỉ dưỡng đang mở ra.
Cũng theo Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam, do có lợi thế với bờ biển dài và đẹp cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, thời gian tới đây, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang cũng sẽ được phát triển nhiều hơn bởi các chủ đầu tư tại nhiều địa phương ven biển Việt Nam. Họ sẽ có xu hướng hợp tác với nhiều nhà điều hành nổi tiếng trên thế giới để nâng tầm dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Thời gian này, các chủ đầu tư nên tranh thủ đẩy mạnh truyền thông, quảng bá để cùng tạo nên hiệu ứng tốt hơn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp hồ hởi phát triển nhà ở xã hội: Cần gỡ các vướng mắc để phát huy hiệu quả
Nguồn cung nhà ở xã hội đang kỳ vọng được gia tăng trong thời gian tới khi nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia vào phân khúc này. Song, vẫn còn nhiều bài toán cần giải để hiện thực hóa giấc mơ nhà ở của người dân.
Các gói vay ưu đãi, hỗ trợ từ phía Chính phủ như Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình,… đã tạo nên “cú hích” cho nhà ở xã hội (NƠXH) nóng trở lại trong thời gian qua.
Chỉ trong hơn 4 tháng đầu năm, hàng loạt dự án NƠXH, nhà ở công nhân đã được nhiều doanh nghiệp khởi công hoặc lên kế hoạch xây dựng trên khắp cả nước.
Trong đó, có nhiều ông lớn trong ngành bất động sản như Vinhomes, Tập đoàn Hòa Bình, Becamex IDC , Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn APEC, Tập đoàn Nam Long, Địa Ốc Sài Gòn, Hoàng Phúc, TTC Land... Ngoài ra còn có một số doanh nghiệp Nhà nước như Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)….
Đặc biệt, trong sự trở lại lần này nhiều doanh nghiệp hứa hẹn sẽ nâng tầm NƠXH với chất lượng tốt hơn song giá cả vẫn hợp lý, đảm bảo thu nhập của người lao động.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà trọ, căn hộ cho thuê dần khởi sắc
Các phòng trọ, căn hộ dịch vụ và căn hộ cho thuê đều đang tăng giá khá mạnh dù khách thuê chưa bằng trước đại dịch.
Theo thống kê của chuyên trang Chợ Tốt Nhà, từ khi TP.HCM được công nhận là "vùng xanh" thì nhu cầu tìm kiếm phòng trọ tăng cao trở lại với 96% tin đăng được khách thuê liên hệ, trong khi năm 2020, tỷ lệ này chỉ đạt 86%. Đến nay, tỷ lệ này đã xấp xỉ 99% tin đăng được khách thuê liên hệ.