Đất nền Hòa Bình tăng nóng: Cảnh giác dự án ma lộng hành
Trong những năm gần đây, bất động sản Hòa Bình luôn sôi động, đặc biệt ở phân khúc đất nền còn xảy ra cả hiện tượng "sốt giá" và dự án "ma" lộng hành.
Trong 2 năm trở lại đây, bất động sản Hòa Bình luôn sôi động, đặc biệt ở phân khúc đất nền. Trong báo cáo thị trường quý I vừa qua, Bộ Xây dựng cho biết, ngay đầu năm 2021, hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí "sốt giá" đất nền đã diễn ra tại một số địa điểm ở các vùng ven của Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%), trong đó, giá đất nền ở Hòa Bình tăng cao nhất tới 46% so với năm 2020.
Chị Nguyễn Kiều Oanh - nhà đầu tư ở Hà Nội - chia sẻ, thời gian qua chị cùng nhóm nhà đầu tư đi tới huyện Cao Phong để mua đất nền, nhưng đều thấy "choáng" về giá. Đơn cử, một lô đất 2.300 m2 tại xã Thạch Yên, huyện Cao Phong được rao với giá 1,7 tỷ đồng, nhưng khi tìm hiểu, trước đó khoảng 6 tháng chủ đất mua lại của người dân khu vực chỉ có 700 triệu đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Siết vốn, giá nhà tăng chưa thấy điểm dừng
Nếu như xu hướng siết van tín dụng bất động sản đã được thực hiện trong vài năm vừa qua, thì siết trái phiếu lại là vấn đề mới. Kênh phát hành trái phiếu từng được biết đến như một sự bổ sung hợp lý cho các chủ đầu tư khi việc tiếp cận vốn vay từ hệ thống ngân hàng bị hạn chế. Và trên thực tế, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã tận dụng tốt kênh trái phiếu để tài trợ cho các dự án bất động sản trước khi hoạt động phát hành bị siết lại.
Trao đổi của phóng viên với các thành viên thị trường cho thấy, giải pháp kép siết van tín dụng, trái phiếu đã có những tác động lớn đến thị trường.
Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 4/2022, không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu, trong khi bất động sản từ trước đến nay luôn thuộc một trong hai nhóm ngành có giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành cao nhất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường khách sạn Việt Nam hứa hẹn trở lại thời hoàng kim vào cuối năm 2022
Sau hai năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại khi Chính phủ cho phép mở cửa du lịch từ 15/3/2022 và khôi phục nhiều đường bay quốc tế.
Theo đó, trong tháng 3/2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 41,7 nghìn lượt, tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2022, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 82,3 nghìn lượt người, chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2%. Du lịch nội địa cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với lượng khách ước đạt 26,1 triệu lượt người. Tổng thu từ du lịch 3 tháng đầu năm ước đạt 111,2 nghìn tỷ đồng.
Sự phục hồi của ngành du lịch đã và đang tạo nhiều điều kiện cho các cơ sở lưu trú, lữ hành quay trở lại hoạt động.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển bất động sản du lịch tại Tây Ban Nha: Kinh nghiệm pháp lý cho Việt Nam
Trước Covid-19, Tây Ban Nha là điểm đến du lịch phổ biến thứ tư trên thế giới. Quốc gia này vẫn đóng vai trò dẫn đầu trong các xếp hạng nơi được quan tâm, bất chấp tình hình xấu đi trong giai đoạn 2020 - 2021. Năm 2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản được báo cáo là 18,7% tổng số đầu tư vào nền kinh tế Tây Ban Nha. Trong đó, lĩnh vực du lịch sở hữu một phần lớn khoản đầu tư này. Đến năm 2020, quy mô của các khoản đầu tư giảm và chỉ vượt quá 5,1%. Hiện tại, tất cả những gì chúng ta có thể làm là nghiên cứu dữ liệu về tốc độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực này, hiện đang ở mức 10%.
Nhiều khách du lịch và nhà đầu tư thăm Tây Ban Nha đến từ Vương quốc Anh, Ireland và các nước Bắc Âu. Gần đây các nhà đầu tư Trung Quốc cũng bắt đầu quan tâm đến thị trường này.
Cơ cấu du khách cũng được nghiên cứu cụ thể để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nơi khách du lịch muốn đến và loại bất động sản họ muốn thuê hoặc mua. Ví dụ, người Anh thường chọn những ngôi nhà liền kề, biệt thự và căn hộ. Người Tây Ban Nha bản xứ thích ở những bất động sản riêng biệt, có thể liên kết bằng các không gian sinh hoạt chung.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt tăng trong tuần thị trường chứng khoán hồi phục
Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động tích cực trở lại sau chuỗi 6 tuần đi xuống liên tiếp. Kết thúc tuần giao dịch từ 16 - 20/5, VN-Index tăng 57,94 điểm (4,9%) so với tuần trước đó lên 1.240,71 điểm, HNX-Index tăng 4,63 điểm (1,53%) lên 307,02 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,5 điểm (0,53%) lên 94,11 điểm.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn thận trọng khiến thanh khoản thị trường đi xuống so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 80.100 tỷ đồng, giảm 16,6%, trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HoSE đạt 67.900 tỷ đồng, giảm 19%.
Rất nhiều nhóm ngành cổ phiếu đã có sự hồi phục tốt cùng thị trường chung, trong đó, nhóm bất động sản ghi nhận rất nhiều cổ phiếu bứt phá.
Thống kê 123 cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên toàn thị trường chứng khoán trong tuần từ 16 - 20/5 có 92 mã tăng, trong khi chỉ có 20 mã giảm giá.