Aa

Bất động sản 24h: Môi giới bất động sản bỏ nghề, chuyển qua làm shipper, bán hàng online kiếm sống

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 02/08/2021 - 10:30

Môi giới bất động sản bỏ nghề, chuyển qua làm shipper, bán hàng online kiếm sống; Bất động sản sẽ có đợt sóng mới vào cuối năm... là những thông tin bất động sản được quan tâm nhất 24h qua.

Môi giới bất động sản bỏ nghề, chuyển qua làm shipper, bán hàng online kiếm sống

Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục đẩy nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vào cảnh khó khăn, thách thức. Trong khi nhiều môi giới phải tự tìm cách thích nghi với hoàn cảnh thì cũng có những người phải bỏ nghề trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Năm 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, thị trường bất động sản, đặc biệt là môi giới bất động sản đã bị tác động mạnh. Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khi đó đã nêu ra thực trạng này.

môi giới bất động sản
Ảnh minh họa

Tính đến hết năm 2019, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản là khoảng 1.000. Thế nhưng chỉ một đợt bùng phát của dịch bệnh đầu năm 2020 đã khiến khoảng 1/3 số sàn phải đóng cửa. Đến hết tháng 3/2020, 800 sàn giao dịch bất động sản trên tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trên cả nước buộc phải đóng cửa.

Trong suốt năm 2020 và đến thời điểm hiện tại, dịch nhiều lần bùng phát và diễn biết phức tạp. Đợt dịch lần thứ 4 bùng lên vào cuối tháng 4/2021 là đợt dịch nặng nhất từ trước đến nay.

Đây là cú bồi khiến những sàn nhỏ, lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém phải dừng hoạt động, khiến nhiều môi giới bất động sản rơi vào cảnh thất nghiệp. Một lực lượng không nhỏ những môi giới thất nghiệp mùa dịch đã phải chuyển đổi công việc để mưu sinh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bắc Giang là địa phương thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước nửa đầu năm 2021

Theo báo cáo từ Savills, Bắc Giang có số vốn đăng ký mới cao nhất với 589 triệu USD, tiếp sau là Quảng Ninh với 569 triệu USD và Bắc Ninh với 222 triệu USD, Bình Dương là 208 triệu USD.

Cụ thể, tính đến ngày 20/6, Việt Nam thu hút được 15,27 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, lĩnh vực chế biến chế tạo thu hút 6,97 tỷ USD, với 273 dự án mới (3,09 tỷ USD) và 286 dự án hiện hữu (vốn tăng thêm 3,38 tỷ USD).

Trong 6 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất khoảng 3,38 tỷ USD, cao hơn con số 3,23 tỷ USD ở cùng kỳ năm ngoái.

Ông John Campbell - Quản lý bộ phận bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, khu vực phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất với 1,97 tỷ USD (64%), tiếp theo là khu vực phía Nam với 728 triệu USD (23%), khu vực miền Trung thu hút 395 triệu USD (13%).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản sẽ có đợt sóng mới vào cuối năm

Sự hồi phục của kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi các chính sách mới để "bung" hàng, đón sóng vào cuối năm.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021" tổ chức mới đây, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay, mặc dù dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng đến nay vẫn trong tầm kiểm soát. Việt Nam không trong bối cảnh như Indonesia, Ấn Độ hay nhiều nước khác. Ngoài ra, chính sách tiêm vaccine được Chính phủ và Quốc hội quan tâm nhiều hơn và đang đẩy mạnh triển khai.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng.

Điểm sáng thứ hai là lạm phát vẫn được kiềm chế tốt so với trước dù trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh. CPI 7 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ. Theo đà này, TS. Cấn Văn Lực cho biết dự báo cả năm nay, lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%. Giá cả thế giới tăng nhanh nhưng lực cầu yếu, vòng quay đồng tiền còn tương đối chậm.

Một điểm tích cực nữa, thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Xuất khẩu tháng 7 giảm nhẹ so với tháng trước. Song, tính 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 26%, nhập khẩu tăng 35% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh trên, TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm chuyên gia cũng đã xây dựng kịch bản: GDP nay đến cuối năm có thể tăng trưởng 5,3 - 5,5%, lạm phát được dự báo khoảng 3%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường khách sạn cần chuẩn bị gì khi đã có vaccine và du lịch sớm trở lại?

Nhiều khách sạn trên thế giới đã gặp khó khăn sau khi mở cửa trở lại do sự thiếu hụt về nhân viên và chuỗi cung ứng… Tương tự, Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị kịch bản sẵn sàng cho sự hồi phục.

Dù chịu tác động lớn từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, công suất thị trường khách sạn vẫn tăng do thời gian giãn cách giai đoạn những tháng đầu năm được nới lỏng hơn so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường được đánh giá đang đứng vững trước đại dịch, với nhiều hy vọng về sự hồi phục của ngành du lịch khi việc triển khai vaccine giúp du lịch mở cửa.

Cụ thể, báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam cho thấy, giá phòng khách sạn tại Hà Nội trung bình đạt 77 USD/phòng/đêm, tăng 1% theo quý nhưng giảm 9% theo năm. Nguồn cung của thị trường vẫn ổn định theo quý với 10.120 phòng từ 17 khách sạn 5 sao, 17 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao. Trong đó, khách sạn 5 sao chiếm tới 54% nguồn cung và đồng thời dẫn đầu với doanh thu phòng trung bình đạt 28 USD/phòng/đêm nhờ nhóm khách chính là khách công tác và khách lưu trú dài ngày. Tới cuối quý II/2021, nhiều khách sạn đang tạm đóng cửa do Covid-19 và để sửa chữa, ngoài ra một số khách sạn đã được chọn làm địa điểm cách ly.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bỏ phố về rừng làm farmstay: Hết lo mất trộm đến lo mưa bão

Làn sóng bỏ phố về rừng làm farmstay ngày càng nở rộ khi nhiều người trẻ mơ được sống trong về căn nhà nhỏ giữa núi rừng. Song, ở phiên bản thực tế, những chủ farmstay đôi lúc rơi vào tình cảnh khó chịu vì muôn vàn tình huống oái oăm.

Hơn 2 năm trước, khi những người bạn cùng tuổi bán hết tài sản để bỏ phố về rừng, chọn sống giữa thiên nhiên núi rừng, chị Nguyễn Nhung cùng chồng đã mạnh tay mua hơn 1000m2 đất Thạch Thất, Hà Nội để làm farmstay. 

Do công việc văn phòng kín thời gian, lại thêm hai đứa con vẫn phải đi học trường công, chị Nhung và chồng chỉ có thể dành cuối tuần để về farmstay nghỉ dưỡng. Nhưng, cũng bởi người một nơi, của một nẻo mà chị Nhung thường rơi vào tình cảnh đứng ngồi không yên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top