Aa

Bất động sản 24h: Nhân viên môi giới ăn mì gói “trường kỳ“, qua thời kiếm 40 triệu đồng/tháng

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Chủ Nhật, 27/06/2021 - 10:30

Buôn đất kiếm bạc tỷ, có phải ai đầu tư cũng thắng lớn?; TP. Huế mở rộng lên 265,99km2; Định vị đô thị sông, biển vùng di sản... là những tin tức bất động sản đáng chú ý nhất 24h qua.

Nhân viên môi giới ăn mì gói "trường kỳ", qua thời kiếm 40 triệu đồng/tháng

Nhiều công ty, sàn giao dịch bất động sản đóng cửa khiến thu nhập của nhân viên môi giới bị ảnh hưởng nặng nề. Vất vả nhất là môi giới mới vào nghề.

Anh Nguyễn Thành Minh (23 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, anh vừa ra trường và đang làm nhân viên kinh doanh tại một công ty bất động sản, mức lương "cứng" khởi điểm chỉ 4 triệu đồng/tháng.

Anh Minh đang trong giai đoạn học việc thì dịch Covid-19 ập đến. Do chưa được phân công tiếp xúc với khách hàng nên anh chủ yếu sống nhờ vào đồng lương ít ỏi, không có tiền hoa hồng.

môi giới bất động sản
Môi giới bất động sản gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 (Ảnh: Đại Việt/Dân trí).

"Gần một tháng kể từ khi công ty tạm đóng cửa, tôi chỉ làm việc online tại nhà nên mức lương "cứng" còn 1,2 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, tôi trả tiền phòng trọ, điện, nước khoảng 800.000 đồng. Còn 400.000 đồng chỉ đủ tiêu pha dè xẻn trong một tuần", anh Minh nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ Xây dựng: Hợp nhất Nghị định nhằm xác định rõ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa có văn bản hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội được cho là tín hiệu tích cực nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn từ cơ chế, chính sách.

Cụ thể, tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn; quy hoạch phát triển khu công nghiệp; quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trường dạy nghề (trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổ thông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt để bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; chỉ đạo cơ quan chức năng xác định cụ thể vị trí, địa điểm, quy mô diện tích đất của từng dự án xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển nhà ở xã hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP. Huế mở rộng lên 265,99km2: Thành lập mới, sáp nhập nhiều xã phường

Từ 1/7 tới, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ mở rộng từ diện tích 70,67km2 lên 265,99km2; nhiều đơn vị hành chính xã phường được sáp nhập, cùng với việc thành lập mới một số phường.

Sáng 25/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị Công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế.

TP. Huế
TP. Huế sẽ mở rộng diện tích lên nhiều lần nhưng vừa cổ kính vừa hiện đại (Ảnh: Đình Huân)

Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Theo đó sẽ sắp xếp 9 phường thuộc TP. Huế như sau: Thành lập phường Gia Hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Cát và Phú Hiệp. Nhập toàn diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập 1 phường mới lấy tên là phường Thuận Lộc. Thành lập phường Đông Ba trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Hòa và Thuận Thành. Điều chỉnh 0,46km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.548 người của phường Phú Thuận vào phường Tây Lộc; điều chỉnh 0,80km2 diện tích tự nhiên và dân số 4.926 người còn lại của phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đô thị sông, biển vùng di sản: Định vị để phát triển
Di sản được xem là yếu tố mấu chốt mang lại ấn tượng nhất khi du khách muốn chọn điểm đến nghỉ dưỡng, cũng như việc các nhà đầu tư muốn tìm kiếm cơ hội phát triển tại các thành phố Huế - Đà Nẵng - Hội An.

Đô thị sông, biển Việt Nam vốn đã có các đặc trưng riêng mang nhiều màu sắc và tiềm năng phát triển. Đặc biệt, khi phát triển tại các vùng di sản như cố đô Huế, phố cổ Hội An, sông Hàn… mô hình đô thị sông biển có thêm thế mạnh để phát triển du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, “đô thị sông, biển vùng di sản” là một khái niệm mới ở Việt Nam. Do đó, vấn đề cốt lõi, nhạy cảm tại các vùng di sản là làm sao có thể vừa phát triển kinh tế biển vừa bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và tăng tính kết nối các địa phương. Định vị để phát triển đô thị sông, biển vùng di sản, Cà phê cuối tuần giới thiệu bài viết của TS. Trần Minh Tùng, Trưởng Bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng trong bài viết dưới đây. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Buôn đất kiếm bạc tỷ, có phải ai đầu tư cũng thắng lớn?

Có những nhà đầu tư "tay mơ" dư tiền nhàn rỗi nên đành rót vào vài mảnh đất. Nhưng bất ngờ, họ cứ bỏ tiền vào đâu là lãi đấy. Thế nhưng, lại có không ít người cứ bỏ tiền vào mảnh đất nào lại chật vật trong thanh khoản. Phải chăng muốn buôn đất lãi lớn phải "số" đầu tư?

Bỏ tiền vào lô đất hôm nay thì ít ngày sau, giá đã tăng vài trăm triệu hay câu chuyện kiếm tiền tỷ trong một năm của những người dân có chút tiền nhàn rỗi "để tạm" vào đất là minh chứng thực tế cho lời truyền tai của các môi giới: "Muốn giàu nhanh chỉ có buôn đất".

Cũng bởi những tấm gương giàu lên từ đất nhanh chóng mà những năm trở lại đây, cảnh người người nhà nhà nhộn nhịp đi buôn đất là có thật. Nếu không có tiền, họ sẵn sàng vay ngân hàng với mục đích "phải có mảnh đất dắt lưng" cùng tâm lý "làm giàu không khó".

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top