Aa

BĐS 24h: Quy hoạch đúng hướng, tương lai Hà Nội và Sài Gòn sẽ như Singapore

Chủ Nhật, 05/02/2017 - 07:01

Xu hướng BĐS bán lẻ tăng cung; Nhiều doanh nghiệp xây dựng “lên sàn khai xuân”; Quy hoạch phát triển đô thị Sài Gòn và Hà Nội đúng hướng, tương lai sẽ tương tự như Singapore... là những vấn đề được quan tâm trong 24h qua.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Không để thị trường BĐS quá nóng hoặc quá lạnh

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy nhận định, với thị trường BĐS, mặc dù vẫn giữ đà tăng trưởng, nhưng đang tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro. Chính vì vậy, năm 2017, Bộ sẽ tập trung từ việc rà soát, đánh giá toàn diện về thị trường, đến kiểm tra một số dự án BĐS quy mô lớn chiếm nhiều diện tích đất.

Đồng thời, đánh giá về các chính sách liên quan như: tài chính, tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai để đề xuất với Chính phủ những công cụ quản lý hữu hiệu, đảm bảo kiểm soát thị trường BĐS phát triển ổn định và lành mạnh.

Chúng ta phải có định hướng hạ nhiệt khi thị trường chưa đến mức quá nóng như giai đoạn trước đây. Tất nhiên, các động thái kiểm soát cũng cần đảm bảo giữ ổn định để thị trường không xảy ra tình trạng trầm lắng, thậm chí là đóng băng như giai đoạn 2010 - 2011. Hay nói cách khác, Bộ Xây dựng sẽ tiếp cận chủ động hơn và có những giải pháp linh hoạt hơn trong ứng xử với thị trường BĐS, bởi đây là một trong những thị trường phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và liên quan đến nhiều ngành.

Xem chi tiết tại đây

Năm 2017: BĐS bán lẻ có cơ hội tăng cung

Ông Alex Crane

Ông Alex Crane

"Về xu hướng hoạt động của thị trường bán lẻ trong năm 2017, tôi nghĩ rằng việc mua bán và sáp nhập sẽ trở thành xu hướng trong các năm tiếp theo. Theo tôi, thị trường Việt Nam đang cần sự đầu tư chuyên môn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Khối ngoại vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc mang đến những sản phẩm tốt cũng như đưa các nhà bán lẻ chất lượng vào thị trường Việt Nam", ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết".

Ông Alex Crane cũng cho rằng, hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa tham gia vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do giá thuê mặt bằng cao. Yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập vào thị trường của các trung tâm mua sắm lớn, nhà phát triển BĐS hay vận hành. Vì thế, phương án tốt nhất là thâm nhập thị trường qua việc mua bán và sáp nhập. Thông qua việc liên doanh với một doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp ngoại sẽ tránh được những hạn chế về pháp lý, quỹ đất và biến động trong giá thuê.

Xem chi tiết tại đây

Nhiều doanh nghiệp xây dựng “lên sàn khai xuân”

Thị trường BĐS sau một "giấc ngủ dài" đã bừng tỉnh với sự hồi sinh mạnh mẽ. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp BĐS và xây dựng đã đưa cổ phiếu lên sàn để huy động vốn làm dự án và gần như ngay lập tức có những "cú chào sân" đầy ấn tượng.

Ngay trong tháng 1/2017, đã có thông tin Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho CTCP Đạt Phương đăng ký giao dịch 6.587.652 cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán DPG. Ngày giao dịch đầu tiên 12/1/2017, giá tham chiếu là 31.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đã quyết định chấp thuận cho CTCP Thép tấm lá Thống Nhất được đăng ký giao dịch 20 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán TNS. Ngày giao dịch đầu tiên 6/1/2017, giá tham chiếu là 5.000 đồng/cổ phiếu - bằng 1/2 mệnh giá cổ phiếu TNS (10.000 đồng/cổ phiếu).

Xem chi tiết tại đây

Hà Nội bất ngờ điều chỉnh chiều cao hàng loạt tòa nhà xã hội

Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội - một trong những khu đô thị mẫu về nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội - một trong những khu đô thị mẫu về nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, tại các ô đất ký hiệu CT-01+CT-02, CT-05, CT-06, CT-07 và CT-08.14Theo quyết định, khu vực điều chỉnh cục bộ quy hoạch có diện tích khoảng 52.367m2; quy mô dân số 3.150 người.

Về quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Theo quy hoạch đã được duyệt, các ô đất CT-01+CT-02, CT-05, CT-06, CT-07 và CT-08 được xác định chức năng đất ở xây mới (nhà ở xã hội) với chiều cao công trình 9 tầng, nay điều chỉnh giảm xuống 6 tầng và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc liên quan.

Xem chi tiết tại đây

Quy hoạch phát triển đô thị Sài Gòn và Hà Nội đúng hướng, tương lai sẽ tương tự như Singapore

Hệ thống hạ tầng tại TP.HCM và Hà Nội chưa phù hợp cho một “đô thị nén” đúng nghĩa.

Một góc khu Đông Sài Gòn

Một góc khu Đông Sài Gòn

Theo TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI), Tp.HCM hiện có gần 6 triệu xe máy, vào giờ cao điểm có tới 4,2 triệu xe máy trên đường. Đây là nguyên nhân chính của nạn kẹt xe nghiêm trọng.

Thực trạng này cũng tương tự ở Hà Nội, mới đây thành phố đã tổ chức cuộc thi sáng kiến chống kẹt xe với giải thưởng 300.000 USD.

Do vậy, để theo kịp mức độ đô thị hóa chúng ta phải phát triển kết hợp mở rộng diện tích đô thị. Khu trung tâm nên dành không gian cho chức năng công cộng. TP.HCM và Hà Nội khó có thể phát triển tập trung khu trung tâm với hệ thống giao thông hiện tại. Việc mở rộng ra vùng ven là điều tất yếu. Nhiều nước trên thế giới đều làm như vậy.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top