Chốt phương án 20.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Trong các phương án đề xuất với vốn đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã chọn phương án mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất với kinh phí chỉ 20.000 tỷ đồng.
Đây là quyết định được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra tại cuộc họp với đại diện lãnh đạo các bộ ngành và Tp.HCM ngày 20/1 về kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Đây cũng là cuộc họp lần thứ 5 của lãnh đạo Chính phủ với các đơn vị chức năng nhằm tìm giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc tại sân bay này.
Rủi ro mua nhà đất bằng giấy viết tay
Tại khu vực nông thôn, mua bán nhà đất bằng giấy viết tay là cách khá phổ biến. Các giao dịch này ẩn chứa nhiều rủi ro, có thể khiến cho người mua bị mất trắng.
Các luật sư cho rằng, những trường hợp mua bán bằng giấy viết tay rất phổ biến thời gian qua. Tuy nhiên người mua sẽ đối mặt với rất nhiều rủi ro trong những trường hợp xấu xảy ra. Theo đó, việc đòi lại tiền cũng hết sức khó khăn, thậm chí khó tìm được người bán, nếu có đòi được số tiền cũng chả đáng là bao.
Thị trường BĐS: Đâu là tâm điểm năm 2017?
Với vai trò là đơn vị phân phối BĐS hàng đầu hiện nay, đại diện Hệ thống Siêu thị Dự án BĐS - STDA (thuộc CENGROUP), ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CENGROUP đã đưa ra những đánh giá cụ thể về thị trường BĐS 2016 và những xu hướng đáng chú ý năm 2017.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tiếp đà hồi phục năm 2015, thị trường BĐS Việt Nam 2016 đã có nhiều bước tiến với triển vọng lạc quan. Trong đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng,cho thuê đã có những bước tiến ấn tượng và hứa hẹn sẽ là những lọai hình có cơ hội phát triển trong năm 2017.
Đại gia thâu tóm siêu dự án 19.000 tỷ của PVN là ai?
Dự án cảng Phước An là một dự án đầy tham vọng của PVN tại Thị Vải – Cái Mép (Đồng Nai) có tổng mức đầu tư lên tới 19.000 tỷ, tổng diện tích 183ha. Kể từ tháng 7 năm ngoái đến nay, cảng Phước An đã rơi vào tay một đại gia Hà Tĩnh, và đánh dấu sự thoái lui của PVN. Đại gia này đã mạnh tay rót 460 tỷ để nắm CP chi phối ở cảng Phước An trong bối cảnh công ty này đang làm ăn bết bát.
Đó là Công ty TNHH MTV Hoành Sơn – một công ty con của tập đoàn Hoành Sơn, ông chủ Hoành Sơn sau đó cũng đã được bầu làm chủ tịch HĐQT cảng Phước An. Qua tìm hiểu, được biết ông chủ tập đoàn Hoành Sơn là ông Phạm Hoành Sơn, với biệt danh là “Sơn xay xát”, khá nổi tiếng ở khu vực miền Trung.
Cuộc bứt phá ngoạn mục của BĐS cao cấp
Năm 2016, phân khúc BĐS cao cấp đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ với hàng loạt dự án được mở bán, tính thanh khoản cao, lượng giao dịch lớn..., tạo nên điểm nhấn sôi động cho thị trường.
Sau dấu ấn trở lại vào năm 2015, sang 2016, phân khúc BĐS cao cấp bước vào “giai đoạn vàng” với sự trỗi dậy mạnh mẽ. Theo báo cáo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, tính đến tháng 9/2016, trong số 12.000 căn hộ được chào bán ra thị trường, có đến 2/3 sản phẩm thuộc phân khúc trung và cao cấp.
Theo tổng kết của CBRE Việt Nam, thời điểm năm 2011-2012, thị trường BĐS rất khó khăn. Căn hộ cao cấp tràn ngập, giá giảm sâu, có dự án cắt lỗ 30-40% nhưng không có người mua. Số lượng giao dịch thành công chỉ khoảng 7.000 – 8.000 một năm. Tuy nhiên, hiện nay lượng căn hộ bán ra trên thị trường lớn hơn 2-3 lần so với trước. Số giao dịch thành công cũng cao kỷ lục, gấp 3-4 lần.
Quy trình ngược khi quy hoạch chạy theo dự án
Đây là nhận định của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam khi trao đổi về những bất cập trong vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị thời gian qua.
Theo ông Liêm, trong khoảng 5 năm qua, công tác quản lý quy hoạch đô thị ở TP.HCM và Hà Nội có hai mặt, một mặt là công tác này đã đạt được một số thành tựu, nhưng mặt khác, quy hoạch đô thị mắc phải những thiếu sót, hạn chế khá nghiêm trọng, thể hiện chủ yếu trước hết ở trong các khu đô thị hiện có. Quy hoạch tại các khu này có những nét khác biệt so với các khu đô thị mới ở chỗ rất sơ sài, dễ dẫn đến những cái thiếu minh bạch, rõ ràng.