Thị trường bất động sản đang ấm lại, sốt đất sẽ “bùng” lại vào đầu năm 2022?
Thị trường bất động sản đang ghi nhận sự ấm trở lại tại một số khu vực. Kịch bản sốt đất liệu bùng trở lại vào giai đoạn đầu năm 2022 là dự báo mà nhiều nhà đầu tư đang đặt ra.
Nhìn lại giai đoạn trước của thị trường bất động sản dưới tác động của 3 đợt Covid-19, sốt đất đều ghi nhận xảy ra cục bộ. Thậm chí đến đầu năm 2021, sốt đất còn bùng nổ ở nhiều địa phương.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng nhận định, tại thời điểm cuối quý I, đầu quý II/2021 đã xảy ra hiện tượng tăng giá, thậm chí "sốt giá" tại một số phân khúc bất động sản. Theo đó, Giá giao dịch căn hộ chung cư ở nhiều dự án, đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM đều tăng khoảng 5 - 7%.
Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 - 10% (tích lũy cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 - 20% so với mức quý IV/2020). Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Bắc Giang phục hồi giữa tâm dịch
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản cả nước rơi vào trầm lắng. Tuy nhiên, tại Bắc Giang lượng giao dịch vẫn tăng cho thấy tín hiệu tích cực của sự phục hồi.
Trong quý I/2021 thị trường bất động sản Bắc Giang phát triển sôi động, số lượng giao dịch tăng lên, tập trung chủ yếu đất nền, quý I/2021 có 78 căn nhà và 629 lô đất được giao dịch thành công, giao dịch bất động sản tăng hơn 70% so với quý I/2020.
Theo thông tin công bố quý I/2021 về nhà ở và thị trường bất động sản Bắc Giang có 68 các dự án kinh doanh bất động sản.
Cụ thể, có 7 dự án phát triển nhà ở thương mại với tổng diện tích sàn là 212.299m2 và 2.741 căn. Đối với nhà ở xã hội có 05 dự án có tổng diện tích sàn là 473.236m2 và 6.090 căn. Đối với khu đô thị, khu dân mới có 56 dự án, đa số các dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Chủ đầu tư chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bản sắc đô thị và câu chuyện gìn giữ
Khó có thể tưởng tượng được viễn cảnh tương lai nếu như không còn những dấu ấn của bản sắc đô thị. Đó có chăng là những ngày tháng nhạt nhòa, lạnh lẽo hay vô hồn trong một rừng bê tông phủ kín.
Lang thang Hà Nội, điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là các khu đô thị hiện đại đang mọc lên ngày càng nhiều. Rất sang trọng, lộng lẫy. Mỗi khu đô thị như gói gọn cả một thế giới dịch vụ tiện ích thoả mãn đa đạng các nhu cầu của người dân.
Sự thay đổi của diện mạo đô thị đang cho thấy tốc độ phát triển không ngừng của thành phố, chất lượng cuộc sống của người dân theo đó cũng được nâng cao. Tuy nhiên, đi dọc các con phố của Hà Nội, từ khu phố cổ đến những con phố mới, những gì gọi là bản sắc, gọi là linh hồn của Thủ đô dường như đã không còn rõ nét.
Cũng chẳng rõ, đó là xu hướng hội nhập, sính ngoại hay là kiểu kết hợp Á Âu, Đông Tây, nhưng có một điều đang dần được khẳng định chắc chắn là những di sản cũ, bản sắc Việt đang dần bị mờ nhạt theo sự xám ngắt, lạnh lẽo, vô hồn của những khối bê tông cao tầng mọc lên chen chúc, dày đặc trên các con phố Hà Nội.
Là một kiến trúc sư (KTS) luôn có nỗi niềm trăn trở trước những yếu tố bản sắc, giữa cái cũ và cái mới, PGS. TS. Khuất Tân Hưng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã nhiều lần đi tìm lời giải cho câu chuyện này. Để hiểu rõ về vấn đề, PV Reatimes đã có cuộc trò chuyện đầy thú vị với ông.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Xây dựng - kiến trúc và mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Với mục tiêu giảm phát thải carbon mà Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đề ra, lĩnh vực xây dựng - kiến trúc sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong giai đoạn mới.
Mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) được định nghĩa trên website Net Zero Climate là “trạng thái cân bằng giữa lượng khí nhà kính đi vào khí quyển và lượng khí được đào thải”. Nghĩa là con người phải tìm cách giảm tối đa lượng khí CO2 giải phóng vào môi trường tự nhiên từ các tác nhân như: Phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp... Đồng thời, lượng CO2 còn lại trong khí quyển phải cân bằng với lượng khí được tiêu thụ. Do đó, net-zero còn được xem là mục tiêu giảm phát thải khí CO2 gắn liền với phục hồi xanh và phát triển bền vững.
Thỏa thuận Paris năm 2015 đã đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 nhằm giới hạn mức nhiệt tăng toàn cầu hàng năm không quá 2℃, lý tưởng là 1,5℃ so với mức tiền công nghiệp.
Năm nay, hội nghị Thượng đỉnh về chống biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra tại thành phố Glasgow (Vương quốc Anh) đã ghi nhận cam kết của nhiều quốc gia trên thế giới về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó có Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu và Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giới đầu tư Hà Nội ôm tiền "săn" đất nền khắp nơi, cẩn trọng "bỏng tay"
Không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng đẩy mạnh "đánh bắt xa bờ" trong bối cảnh nhiều thị trường ở vùng ven Hà Nội bị đẩy giá quá cao và quỹ đất trung tâm không có nhiều.
Nhiều năm trước, các nhà đầu tư phía Bắc có xu hướng "đánh bắt xa bờ", vào tận các thị trường phía Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sau đó, giai đoạn 2019 - 2020, một xu hướng khác được chỉ ra, đó là một lượng đông đảo nhà đầu tư phía Bắc lại quay về tập trung vào các tỉnh vệ tinh và vùng ven Thủ đô.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, sau một thời gian giá cả vùng ven tăng "nóng", có nơi bị đẩy lên gấp 2 - 3, thậm chí nhiều nơi hạ tầng không tương xứng song giá cả vẫn leo cao "từng ngày", thì xu hướng "đánh bắt xa bờ" của giới đầu tư Hà Nội lại lớn dần trở lại.