Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư “săn” đất nền ven biển dịp cuối năm

Thứ Sáu, 10/12/2021 - 10:40

Nhà đầu tư “săn” đất nền ven biển dịp cuối năm; Hà Nội sắp phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Nhà đầu tư “săn” đất nền ven biển dịp cuối năm

Theo chân ông Nguyễn Hùng - một nhà đầu tư tại TP.HCM, chúng tôi đến khu Phố Chợ Phước Lâm (xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ông Hùng cho biết, hôm nay ông đến đây tìm mua đất nền với nguồn tài chính khoảng 3 tỷ đồng. Sau một thời gian tìm hiểu, ông quyết định chốt một lô đất diện tích gần 120m2, sổ hồng riêng có giá 2,8 tỷ đồng. Lô đất nằm ở vị trí 2 mặt tiền đường nhựa và bê tông. 

"Khu đất tôi mua nằm sát chợ Phước Lâm và cách biển chỉ vài trăm mét, vị trí này rất đẹp để đầu tư. Chúng tôi có thể xây nhà nghỉ dưỡng hoặc kinh doanh trên mảnh đất này trong tương lai", ông Hùng nói. 

Ông Hùng chia sẻ, sở dĩ ông chọn khu vực huyện Long Điền để đầu tư là do địa phương này đang có nhiều dự án hạ tầng đang triển khai, nhiều tuyến đường được mở rộng. Xung quanh chợ Phước Lâm có dân cư đông đúc với đầy đủ các tiện ích như siêu thị, trường học, bệnh viện. 

Ghi nhận cho thấy, không chỉ ở huyện Long Điền, nhiều nhà đầu tư còn đến các khu vực khác của Bà Rịa - Vũng Tàu để đầu tư đất nền như thị xã Phú Mỹ, huyện Đất Đỏ, Châu Đức…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp nhà thầu, doanh nghiệp BĐS: Những khó khăn và kiến nghị

Năm 2021 đã gần qua đi, đánh dấu một năm thử thách khốc liệt với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát liên tục đặc biệt ở các tỉnh phía Nam khiến nhiều dự án phải dừng để thực hiện giãn cách phòng chống dịch, có tỉnh lên tới 6 tháng. Các tỉnh thành phía Bắc có nhẹ hơn nhưng cũng phải dừng, giãn cách không dưới 2 tháng. Mọi ngành kinh tế dừng hoạt động, giao thông bị hạn chế nên nguồn cung bị đứt gãy khiến các nhà thầu xây dựng cũng như tất cả các doanh nghiệp nói chung đều rất khó khăn.

Ngoài ra, ngành xây dựng có đặc thù riêng là 80% lực lượng lao động trong ngành là lao động thời vụ, nông nhàn – khi công việc bị dừng vài tháng, số lao động này đều tìm cách bỏ về quê vì ở lại vừa không có lương, vừa không có chỗ ở đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Vì vậy đứt gãy công việc và đứt gãy lao động là hai vấn đề song hành đối với ngành xây dựng trong thời gian vừa qua.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội sắp phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, trong tổng số 35 đồ án quy hoạch phân khu đô thị, đến nay thành phố đã phê duyệt 33 đồ án, hiện còn 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1-5) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống (R6) đang trong quá trình xây dựng.

Tháng 7/2021, thành phố đã nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai quy hoạch phòng, chống lũ. Đến tháng 10/2021, UBND thành phố đã gửi hồ sơ xin ý kiến của Bộ Xây dựng theo quy định.

Theo đó, dự kiến trong tháng 12/2021, Bộ Xây dựng sẽ có thỏa thuận thống nhất chính thức.

"Sớm nhất cuối tháng 12/2021, chậm nhất nửa đầu tháng 1/2022, thành phố sẽ đủ cơ sở pháp lý để phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống, hoàn thành phủ kín 100% quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn Hà Nội" - Phó chủ tịch Dương Đức Tuấn chia sẻ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Có nên “lướt sóng” bất động sản trong giai đoạn cuối năm?

Cuộc chơi đầu tư “lướt sóng” trước đây được cho là dễ hái ra tiền nhưng hiện nay đã bị phá vỡ do dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng giữ không được mà bán cũng không xong.

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi, tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản, từ nay đến đầu năm 2022, thị trường sẽ chưa có nhiều thay đổi lớn. Do đó, việc nhà đầu tư thực hiện các giao dịch “lướt sóng”, ngắn hạn sẽ không khả thi, nhất là khi Việt Nam chưa hoàn toàn được kiểm soát dịch và còn những hạn chế trong mặt giao tiếp xã hội, cũng như các hoạt động kinh doanh.

Để hiểu thêm về diễn biến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư trong tháng cuối năm 2021, Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tháo gỡ "nút thắt" cho doanh nghiệp BĐS từ việc sửa đổi Luật Đất đai

Thị trường bất động sản Việt Nam đã hình thành và phát triển được một thời gian khá dài, trải qua không ít những thay đổi, thăng trầm. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức và đầy biến động nhưng nhìn chung, toàn cảnh thị trường bất động sản thời gian qua phát triển khá ổn định, lành mạnh, hình thức chuyên nghiệp hơn và đang dần thể hiện được vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước, đồng thời là động lực cho sự phát triển của các ngành nghề khác. 

Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2018 đến nay, sức mua thị trường bất động sản có dấu hiệu sụt giảm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các ngân hàng siết tín dụng; yêu cầu cao hơn của khách mua về sản phẩm, thiết kế, điều kiện bàn giao, tiện ích dự án…; sự cạnh tranh từ nguồn cung lớn của các đại dự án và năng lực thực hiện dự án; sự xuất hiện những vụ bê bối của các công ty bất động sản làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, hành vi của người mua và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến sự phát triển kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top