Aa

Bất động sản 24h: Vì sao nhà đầu tư dễ mất tiền trong những đợt sốt đất?

Thứ Bảy, 25/06/2022 - 10:30

Vì sao nhà đầu tư dễ mất tiền trong những đợt sốt đất?; Bất động sản TP.HCM: Nút thắt "tách thửa"... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Vì sao nhà đầu tư dễ mất tiền trong những đợt sốt đất?

Sau Tết Nguyên đán, tình trạng nhiều dòng tiền liên tục đổ dồn vào bất động sản đã làm cho giá đất ở nhiều địa phương trên cả nước tăng lên chóng mặt, bắt nguồn từ nỗi lo lạm phát, nhiều người tìm đến bất động sản làm nơi trú ẩn. Cơn sốt đất lúc bấy giờ xuất hiện ở các tỉnh như Bình Phước, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Bắc Giang, Bắc Ninh… và nhiều khu vực xung quanh TP.HCM, Hà Nội.

Mặc dù nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang hạ nhiệt cục bộ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số khu vực ven Hà Nội vẫn xuất hiện những thông tin bất động sản “nóng” lên, kéo theo giá cũng tăng. Đơn cử như khu vực gần Đại học Quốc gia (Thạch Thất), Mê Linh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, nơi có thông tin lên phố...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Minh bạch dữ liệu thị trường bất động sản: Bài toán vẫn đang chờ lời giải

Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá năng động nhất khu vực châu Á, có tốc độ tăng trưởng hằng năm 15%. Đây cũng là ngành được dự báo triển vọng rất tích cực trong 20 năm tới với tiến độ đô thị hóa tăng nhanh và nền kinh tế phát triển cao. Hiện nay dân số đô thị là 44 triệu người, sinh sống tại 862 đô thị, chiếm 45% dân số. Dự báo đến năm 2025, dân số đô thị sẽ tăng lên 53 triệu người tại 1.000 đô thị, chiếm 50% dân số. Trong tương lai xa, giai đoạn 2050 - 2070, tỷ lệ dân số đô thị sẽ đạt mức 70 - 75%.

Tuy nhiên, ngành bất động sản vẫn đang đối mặt với những vấn đề nội tại khi quy mô ngày càng tăng với tốc độ ngày càng nhanh thì việc thiếu thông tin dữ liệu khiến cho thị trường đứng trước nguy cơ rủi ro cao. Đơn cử như xuất hiện tình trạng “lừa đảo” giấy tờ, dự án; hay như phân lô bán nền không phù hợp; các đợt "sốt" giá tiềm ẩn nguy cơ "bong bóng" bất động sản...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngành xây dựng: Kỳ vọng từ tiến độ đầu tư công và nút thắt thị trường BĐS được tháo gỡ

Theo báo cáo ngành xây dựng mới công bố, Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) kỳ vọng tiến độ đầu tư công tăng tốc trong nửa cuối 2022 sẽ tác động tích cực đến ngành xây dựng.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, tình hình giải ngân đầu tư công gặp nhiều trở ngại, chưa đạt kế hoạch và kỳ vọng từ Chính phủ. Theo báo cáo số 4257/BTC-ĐT ngày 12/05/2022 của Bộ Tài chính, đến hết 30/4/2022 giải ngân đầu tư công đạt 85.712 tỷ đồng, đạt 14,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 83.234 tỷ đồng và vốn nước ngoài là 2.177 tỷ đồng, lần lượt đạt 21,63% và 6,26% kế hoạch. Ước tính đến 31/5/2022, giải ngân vốn đầu tư công đạt 117.937 tỷ đồng, đạt 20,45% kế hoạch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản TP.HCM: Nút thắt "tách thửa"

Trước đây, khi thực hiện tách thửa theo Quyết định 33/2014/QĐ-UBND (Quyết định 33), một số “đầu nậu” đã lợi dụng chính sách này để phân lô bán nền, kinh doanh bất động sản trái phép. Đến năm 2017, Quyết định 60/2017/QĐ-UBND (Quyết định 60) được TP.HCM ban hành để thay thế cho Quyết định 33 nhằm hạn chế tình trạng trên. Tuy nhiên, việc làm thủ tục tách thửa đất theo quy định mới khiến người dân gặp nhiều trở ngại hơn.

Ông N., ngụ tại quận 12, TP.HCM kể, năm 2017, người con trai cả lập gia đình, nên ông muốn tách một phần đất nông nghiệp đang sở hữu tại phường Thạnh Xuân để làm nhà cho con, nhưng theo Quyết định 33 được áp dụng thời điểm đó thì chỉ cho phép đất có nhà ở mới được tách thửa. Khi Quyết định 60 chính thức được ban hành, những tưởng mọi việc sẽ thuận lợi hơn thì ông N. thêm một thất vọng bởi theo quy định mới, đất nằm trong khu dân cư xây dựng mới nên không được tách thửa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xu hướng second-home đang dẫn dắt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19. Đi cùng với những tín hiệu lạc quan, thị trường vẫn chứng kiến nhiều biến động nhất định liên quan đến cung - cầu, giá cả và thanh khoản.

Dưới tác động của các chính sách vĩ mô, thị trường bất động sản đang trong trạng thái chờ đợi những tín hiệu mới để có thể khẳng định tiếp đà bứt phá hay chững lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, các phân khúc trên thị trường đã có sự phục hồi rõ rệt, đặc biệt là với bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Với các doanh nghiệp có tiềm lực và kinh nghiệm, Covid-19 chính là “lửa thử vàng” để họ biến nguy thành cơ, thay đổi để thích nghi, đón đầu những xu hướng phát triển mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top