Aa

BĐS trung tâm TP.HCM trước lệnh siết phát triển dự án mới

Thứ Ba, 19/09/2017 - 14:01

BĐS trung tâm TP.HCM trước lệnh siết phát triển dự án mới; Chỉ số giá nhà ở Hà Nội giảm, TP.HCM tăng mạnh; Giải pháp nào cho quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam?; Để khu công nghệ cao không phải “trồng cỏ”, nuôi bò!; Vô tư nhồi nhét cao ốc gây tắc đường vì thiếu luật;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

BĐS trung tâm TP.HCM trước lệnh siết phát triển dự án mới

Hiện TP.HCM vẫn được cho là đang lúng túng trong việc siết hay không siết các dự án cao tầng trong trung tâm Thành phố, bởi hiện nay, vẫn chỉ trong giai đoạn rà soát.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, trong giai đoạn rà soát này, tất cả dự án xây dựng cao ốc trước khi được Sở Xây dựng cấp phép đều phải qua Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Giao thông - Vận tải để đánh giá tác động về giao thông.

Việc cấp phép xây dựng sẽ có một tổ chuyên gia do Sở Xây dựng chủ trì (gồm đại diện các sở, ngành có liên quan như Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông - Vận tải, Tài chính…) để xem xét từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp đặc biệt thì phải xin ý kiến Sở Giao thông - Vận tải bằng văn bản về tác động giao thông.

Hệ thống chung cư ở trung tâm TP.HCM không hẳn là

Hệ thống chung cư ở trung tâm TP.HCM không hẳn là "tội đồ" của tình trạng kẹt xe. Ảnh: Gia Huy.

Chẳng hạn, một tuyến đường quy hoạch là 20 m, tầng cao là 30 tầng, nhưng đường hiện hữu mới chỉ có 10 m và Nhà nước chưa xây dựng đường theo quy hoạch, thì chỉ số tầng cao có thể sẽ giảm xuống còn 15 tầng. Khi nào giao thông được thực hiện đúng theo quy hoạch mới cho làm đúng tầng cao như quy hoạch. Vì hiện nay, điều dễ thấy nhất chính là hạ tầng giao thông và nhà ở không đồng bộ, đã gây ra ùn tắc nghiêm trọng.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, trong thời gian tìm hướng đi cho việc phát triển hạ tầng giao thông trung tâm Thành phố, trước mắt, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện từ nay đến cuối năm cần tập trung phân luồng giao thông, điều chỉnh hệ thống tín hiệu giao thông đường bộ, tăng cường sự phối hợp các lực lượng để xử lý các điểm giao thông tập trung đông người có nguy cơ ùn tắc giao thông.

Xem chi tiết tại đây.

Chỉ số giá nhà ở Hà Nội giảm, TP.HCM tăng mạnh

Báo cáo mới nhất của Savills về chỉ số giá nhà ở cho thấy, trong Quý 2/2017, chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội đạt 106,1 điểm, giảm 1 điểm theo quý và 2 điểm theo năm. 

Giá bán trung bình ghi nhận ở mức 1.209 USD/m² hay 27,5 triệu đồng/m². Áp lực ngày càng tăng của nguồn cung thứ cấp khiến giá giảm xuống. Giá sơ cấp hạng A cũng giảm xuống do các dự án mới có giá chào bán thấp hơn mức giá trung bình của thị trường.

Chỉ số giá nhà ở theo quý tại Hà Nội.

Chỉ số giá nhà ở theo quý tại Hà Nội.

Tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 28%, tăng 1% theo quý nhưng giảm 7 % theo năm. Khối lượng giao dịch đạt 6.790 căn, tăng 5% theo quý và 13% theo năm. Hạng B hoạt động vượt trội với kết quả tốt nhất, chiếm 42% thị phần.

Savills cho biết, trong nửa cuối năm 2017, khoảng 23.500 căn hộ từ 45 dự án sẽ được tung ra thị trường. Các dự án căn hộ giá rẻ nhưng vẫn được trang bị đầy đủ tiện ích nội khu được dự báo sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của người mua.

Xem chi tiết tại đây.

Giải pháp nào cho quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam?

Sau 30 năm đổi mới, quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hệ thống đô thị Việt Nam có bước phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng.

Theo thống kê, năm 1999, tỷ lệ đô thị hoá tại Việt Nam tăng khoảng 19,6% với 629 đô thị, năm 2016 tăng lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và khoảng 633 đô thị loại V).

Bên cạnh các đô thị mới hình thành và phát triển, các đô thị hiện đại cũng được nâng cấp, mở rộng quy mô, bộ mặt đô thị đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước.

Những bất cập, hạn chế trong quá trình đô thị hóa cho thấy sự cấp thiết phải ban hành Dự luật Quản lý phát trển đô thị.

Những bất cập, hạn chế trong quá trình đô thị hóa cho thấy sự cấp thiết phải ban hành Dự luật Quản lý phát trển đô thị.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay khu vực đô thị đóng góp trên 50% GDP, khoảng 2/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 2/3 giá trị xuất khẩu, hình thành những khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đại. Công tác quy hoạch phát triển đô thị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng tại các đô thị chưa thực sự cao; Năng lực cạnh tranh của đô thị còn thấp; Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển chưa đồng bộ, không đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển kinh tế và dân số dẫn tới nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, ngập lụt... đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận tại phiên chất vấn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vào sáng ngày 16/8. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: Quy hoạch đô thị vừa qua được quan tâm cả về xây dựng thể chế, tổ chức thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị còn bộc lộ nhiều hạn chế… Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện các quy định, thể chế về quy hoạch đảm bảo nâng cao chất lượng, chống lãng phí trong quy hoạch.

Các chuyên gia cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân chính liên quan đến bất cập trong quản lý phát triển đô thị bắt nguồn từ hệ thống văn bản pháp luật chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, và chưa có sự điều chỉnh toàn diện các vấn đề từ thực tiễn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng, cho ra đời Dự luật Quản lý phát triển đô thị.

Xem chi tiết tại đây.

Để khu công nghệ cao không phải “trồng cỏ”, nuôi bò!

“20 tuổi vẫn còn bú sữa” là câu ví von của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến làm việc với lãnh đạo các bộ ngành, BQL KCNC Hòa Lạc hồi tháng 2 vừa qua khi một dự án trọng điểm như vậy lại “giải phóng mặt bằng (GPMB) mãi không xong”.

Theo báo cáo của BQL Dự án, tính đến tháng 7.2017, tổng diện tích mặt bằng Dự án đã nhận bàn giao là 1.343ha/1.586ha, mới có 12.000 người đang làm việc và học tập trong khi dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 229.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 99.300 người. Hiện còn hơn 200ha cần được bồi thường và GPMB.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do cơ chế, chính sách bồi thường GPMB từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Mặt khác, tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép cũng khiến quá trình bồi thường, GPMB bị chậm lại. Đến thời điểm này mặt bằng đã giải phóng cơ bản đáp ứng được nhu cầu về đầu tư của nhà đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật triển khai qua nhiều giai đoạn, nguồn vốn hạn chế nên thiếu đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư. Các đơn vị đã đầu tư vào đây cũng than tình trạng hạ tầng yếu kém.

Đơn cử như Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từng phản ánh, đơn vị này có 3 dự án đầu tư tại đây (trong đó có Trung tâm Vũ trụ với số vốn 600 triệu USD), nhưng đến việc cấp điện cũng thiếu ổn định nên không dám đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sản xuất. Đại diện Tập đoàn FPT cho biết mỗi năm phải dành khoảng 30 tỉ đồng để thuê xe buýt vận chuyển người lao động đến đây làm việc. Các hạ tầng như bệnh viện, nhà ở, giao thông, các thiết chế văn hoá... chưa thực sự bảo đảm sinh hoạt, đời sống.

Xem chi tiết tại đây.

Vô tư nhồi nhét cao ốc gây tắc đường vì thiếu luật

Theo ông Trần Quang Lâm - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, nhiều năm qua, Sở này không được tham gia góp ý về quy hoạch dự án nhà ở, cao ốc. Bởi lẽ, trong thủ tục hành chính không có yêu cầu lấy ý kiến của sở do sợ kéo dài thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của nhà đầu tư.

Do đó, tình trạng xây dựng cao ốc tràn lan trên các tuyến đường chưa được đầu tư mở rộng đúng quy hoạch đã dẫn đến áp lực giao thông gia tăng trên nhiều khu vực đông dân cư.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã chuyển cho Sở góp ý kiến về các dự án xây dựng cao ốc khu dân cư. Theo đó, Sở đã yêu cầu chủ đầu tư thuê tư vấn đánh giá tác động về giao thông và sau đó cùng Nhà nước mở rộng đường... giải quyết giao thông.

Tình trạng xây dựng cao ốc tràn lan đang gây áp lực lớn hệ thống giao thông.

Tình trạng xây dựng cao ốc tràn lan đang gây áp lực lớn hệ thống giao thông.

Không chỉ vậy, theo UBND TP.HCM, sắp tới các công trình xây dựng cao ốc, chung cư sẽ được xem xét đánh giá tác động về hạ tầng giao thông trước khi cấp phép xây dựng.

Cụ thể, việc xem xét cấp phép xây dựng chung cư ngoài việc bắt buộc đáp ứng các vấn đề quy hoạch, chỉ tiêu kiến trúc như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, đánh giá tác động môi trường… thì sắp tới sẽ được xem xét đánh giá tác động về giao thông. Các dự án phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất và cấp phép xây dựng.

Việc đánh giá tác động giao thông sẽ được Sở Giao thông vận tải TP.HCM thực hiện. Sở này sẽ thuê đơn vị tư vấn đề xuất quy trình xem xét quy mô, phạm vi dự án, tác động về giao thông. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phân kỳ thực hiện dự án sao cho phù hợp với hạ tầng giao thông.

TS Võ Kim Cương - Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM lo ngại việc này sẽ tạo ra thêm giấy phép con, mà chủ đầu tư sẽ phải gánh chịu. Bởi lẽ, hiện nay, doanh nghiệp muốn được cấp phép xây dự án sẽ phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê. Chỉ một giấy phép xây dựng nhưng phải qua nhiều cơ quan, từ Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc rồi lại sang Sở Giao thông vận tải. Điều này sẽ nảy sinh ra nhiều tiêu cực, phiền hà hơn cho doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại đây.

Đất nền Long An âm thầm bứt lên

Với 3 mặt tiếp giá TP.HCM, Long An được cho là một tỉnh ngoại ô của TP.HCM. Nhờ lợi thế này, thị trường BĐS Long An phát triển song hành cùng TP.HCM và đặc biệt, khi thị trường BĐS TP.HCM rơi vào tình trạng đóng băng, thì thị trường Long An vẫn đủng đỉnh tiến bước.

Điểm thành công này của thị trường địa ốc Long An được cho là đến từ hướng đi riêng. Nhìn thổng thể về thị trường có thể nhận thấy, ở Long An rất khó để tìm được những dự án chung cư cao tầng, những dự án tại đây chủ yếu đến từ dòng sản phẩm đất nền, nhà phố. Hiện nay, xuất hiện thêm dòng sản phẩm về nhà phố thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng và nhà ở xã hội.

Ông Lưu Đình Khẩn, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết, thị trường BĐS Long An có một đặc trưng riêng, lợi thế có và hạn chế cũng có. Lợi thế ở việc có quỹ đất rộng, giáp TP.HCM với trục đường chính là Quốc lộ 1A, đường vành đai quanh hai địa phương…

Một lợi thế nữa, đó là Long An hiện có hàng triệu công nhân, với hàng chục cụm, khu công nghiệp giáp với TP.HCM. Nhưng hạn chế là thu nhập của người dân thấp và nhu cầu sống của người dân chưa cao.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top