Cao ốc quá nhiều: Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ!
Cách đây hơn một năm, dự án căn hộ Samland Riverside tại 147 Ung Văn Khiêm (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM) được chào bán rầm rộ. Theo đó, dự án này được rao cao 22 tầng, có chức năng khu căn hộ để ở, văn phòng cho thuê (từ tầng một đến tầng ba) và siêu thị.
Tuy nhiên, mãi đến tháng 1/2017, chủ đầu tư của dự án này mới gửi bổ sung cho Sở GTVT việc thỏa thuận đấu nối giao thông dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại, dịch vụ văn phòng này với hệ thống giao thông khu vực.
“Điều này cho thấy quá trình xem xét, duyệt các chỉ tiêu quy hoạch và cấp phép cho dự án đã không tham khảo ý kiến của Sở GTVT về sự ảnh hưởng của dự án đến giao thông khu vực” - một cán bộ Sở GTVT nhận xét.
Chính vì quy định hiện hành không bắt buộc các cơ quan chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch (chiều cao công trình, khoảng lùi, tỉ lệ xây dựng…) cho các dự án phải lấy ý kiến của ngành GTVT cho nên Sở GTVT phải luôn chạy theo “đổ vỏ” và bài toán giải quyết kẹt xe ở TP. HCM càng thêm nan giải.
“Việc phát triển các khu đô thị, các trung tâm thương mại, cao ốc chưa gắn liền với phát triển giao thông là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Cụ thể, các dự án cao ốc, trung tâm thương mại, các công trình tập trung đông người đã được cấp phép xây dựng, đưa vào khai thác trong khi hạ tầng kỹ thuật như đường sá thì vẫn như cũ khiến bài toán giải quyết kẹt xe càng thêm khó khăn” - ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đô thị, Sở GTVT, nhận xét.
Xem chi tiết tại đây.
Môi giới cho thuê cạnh tranh với "môi giới tự phát"
Thị trường thuê tiềm năng, tỉ lệ chốt hợp đồng thành công cao khiến phân khúc này hút một lượng lớn môi giới chuyên nghiệp và tự phát tham gia.
Nếu nguồn cung căn hộ ở phân khúc bán luôn dồi dào do các dự án liên tục bung hàng thì ở phân khúc cho thuê, môi giới “vất vả” hơn trong việc khai thác, tìm kiếm nguồn cung chính chủ.
Thành phần “môi giới tự phát”, tức các “cò nhà đất”, cho thuê đông đảo nhất hiện nay, chủ yếu là các đối tượng làm công việc bảo vệ, lễ tân, lao công, thành viên ban quản lý các tòa nhà. Do tính chất công việc, các cò không phải nhọc công tìm kiếm nguồn cung. Họ nắm rõ “lai lịch” từng căn hộ trong tòa nhà, biết căn hộ nào cho thuê, căn hộ nào bán. Tuy nhiên, hạn chế của họ là không có được nguồn khách dồi dào. Họ chỉ trông chờ khách đến hỏi thuê trực tiếp hoặc qua các mối quan hệ.
Sự cạnh tranh giữa môi giới chuyên nghiệp và các môi giới tự phát ngày càng gay gắt. Chị Nguyễn Thị Miên, môi giới căn hộ tại các địa bàn quận Thanh Xuân, Từ Liêm, Hà Đông, kể: “Một lần tôi dẫn khách đến xem căn hộ ở Phùng Khoang, biết tôi là môi giới, bảo vệ tòa nhà nói luôn đây là địa bàn làm ăn của anh ta và gây khó dễ trong việc đưa khách lên xem nhà. Bức xúc trước sự phi lý đó, tôi buộc phải gọi chủ nhà xuống giải quyết”.
Xem chi tiết tại đây.
Bộ Xây dựng bác ý tưởng xây nhà giá rẻ 25 mét vuông ở TP. HCM
Theo đề xuất HoREA, hiện TP. HCM xuất hiện nhiều nhà trọ chật chội như khu ổ chuột, có diện tích nhỏ. Thay vì cho phép hộ gia đình, cá nhân được phép xây dựng nhà trọ, phòng trọ có điện tích tối thiểu nên cho phép doanh nghiệp tham gia xây dựng căn hộ cho thuê, nhà trọ, phòng trọ cho thuê có diện tích dưới 25m2 để dần thay thế các phòng trọ, nhà trọ chưa đảm bảo chất lượng, tiện ích, an toàn, an ninh hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng dẫn giải thông tư 20/2016 quy định chỉ cho phép cá nhân xây nhà trọ để bán, cho thuê, cho thuê mua tối thiểu 10 m2/căn hộ. Riêng doanh nghiệp phải xây dựng nhà ở xã hội từ 25 m2 và thực hiện theo dự án. Bởi dự án phải đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường , bảo đảm cho người dân có điều kiện sống tốt hơn các khu nhà trọ của hộ gia đình, cá nhân xây dựng.
Hiện TP. HCM đang có một số dự án cho thuê với diện tích phòng 20m2, có nhà bếp, ban công, cửa sổ với giá 1,5 triệu đồng/tháng.
Xem chi tiết tại đây.
BĐS đến hồi giảm giao dịch, tăng "lùm xùm" tranh chấp
Thời gian gần đây, dự án The Western Capital được môi giới rao bán rầm rộ trên các trang mạng. Được giới thiệu là dự án “biểu tượng thịnh vượng khu Tây”, nhưng thực tế mới chỉ là bãi đất trống. Đặc biệt, theo đại diện chủ đầu tư dự án trả lời báo chí, dự án vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Nhiều khách hàng quan tâm đến dự án hoang mang, vì trước đó, họ hoàn toàn không biết dự án chưa được cấp phép, nhưng môi giới đã “cầm đèn chạy trước ô tô”, để bán căn hộ. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư lại cho rằng, với sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin, chủ đầu tư không thể kiểm soát được các thông tin không chính thức về việc dự án đã mở bán trên các trang quảng cáo, của các cá nhân hay tổ chức tự đăng tải.
Theo các chuyên gia, khách hàng cần thận trọng với những chủ đầu tư thiếu uy tín, “lách luật” để huy động vốn sớm, khi dự án chưa đủ điều kiện pháp lý. Mặt khác, khách hàng hoàn toàn có thể khiếu kiện, đòi quyền lợi, khi giao dịch có dấu hiệu vi phạm những quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem chi tiết tại đây.
Hàng nghìn người dân sống ven kênh rạch tại TP. HCM sẽ vui mừng khôn xiết khi biết tin này
Theo dự thảo Quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ bờ sông, kênh rạch, mương và hồ công cộng tại TP HCM do Sở Giao thông Vận tải thành phố soạn thảo, đất trong phạm vi này có nguồn gốc trước ngày 24/6/2004 sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và cấp phép xây dựng.
Cũng theo dự thảo, đất có trước thời điểm này nhưng chưa có nhà, nếu không thuộc các dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư cũng được cấp phép xây dựng. Với nhà hiện hữu trên sông, kênh rạch, mương và hồ công cộng (dạng nhà sàn) sẽ được tồn tại, sửa chữa nhưng không được thay đổi quy mô, kết cấu.
Đối với nhà trong hành lang 20 m (với hành lang 20-50 m) cũng được tồn tại, cải tạo theo hiện trạng nhà cũ và có thể thay thế mái tôn, ngói, tường gạch. Từ 20 m này trở vào đất liền được cấp phép xây dựng nhà hai tầng (không kể tầng lửng và mái che cầu thang) với chiều cao tối đa 12,2 m so với cốt vỉa hè.
Xem chi tiết tại đây.
5 điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của thị trường BĐS
Điểm nghẽn thứ nhất là tiền sử dụng đất đang là gánh nặng, là ẩn số, tạo ra cơ chế xin - cho. Để giải quyết một phần “điểm nghẽn” này và để hỗ trợ doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố đã cho phép doanh nghiệp được tạm nộp tiền sử dụng đất dự án ngay sau khi Sở Tài nguyên Môi trường xác định giá đất, để chủ đầu tư tiếp tục làm các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, đã giúp cho doanh nghiệp giảm được khoảng 06 tháng chờ làm thủ tục thẩm định giá đất như quy trình trước đây, góp phần giảm giá thành nhà ở.
Thứ hai là điểm nghẽn giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng nhiều dự án bồi thường dở dang, không thể triển khai được, chôn vốn của doanh nghiệp trong thời gian dài, chưa có lối ra.
Thứ ba là chuyển nhượng dự án bất động sản do pháp luật quy định chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng và phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên chưa tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới thay thế để khởi động lại các dự án đã bị ngưng triển khai hiện nay, cũng như chưa tạo được sự thông thoáng trong thị trường chuyển nhượng dự án, cũng là một hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp.
Xem chi tiết tại đây.
"Ôm" hàng tỷ đồng phí bảo trì không trả, cư dân đâm đơn khởi kiện chủ đầu tư
Một trong số hàng loạt vấn đề bức xúc của cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza ở Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) về việc chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Hồ Gươm không chịu bàn giao gần 20 tỷ đồng tiền phí bảo trì của tòa nhà.
Khác với cách đấu tranh của cư dân Hồ Gươm Plaza, BQT đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3, KĐT mới Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chính thức đệ đơn lên Tòa án nhân dân quận Tây Hồ kiện chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng khi cố tình chây ì bàn giao hơn 6 tỷ đồng phí bảo trì.
Xem chi tiết tại đây.
Bắt tay Aeon Mall, BIM thoát "vũng lầy" Bệnh viện quốc tế Hà Đông?
Đầu tháng 4, BIM Group chính thức hợp tác Aeon Mall, "sang tay" một phần khu đất 16,7ha tại Hà Đông để phát triển dự án Aeon Mall Hà Đông. Thương vụ này được đánh giá là pha "hạ cánh an toàn" của BIM tại dự án Bệnh viện quốc tế Hà Đông sau gần 10 năm vướng trong khâu đền bù.
Từ những lùm xùm kéo dài chưa hồi kết, có thể nói dự án Bệnh viện quốc tế của BIM group đã đắp chiếu ngay từ lúc mới ra đời. Với khu đất vướng GPMB hơn 5 năm, liệu Aeon Mall đã có chiến thuật riêng để tạo quỹ đất sạch cho dự án và thực hiện khởi công trong năm nay? Trong khi đó, BIM Group đã thở phào nhẹ nhõm vì có thêm trợ lực đến từ... nước ngoài!
Xem chi tiết tại đây.
BĐS TP. HCM: Rầm rộ săn quỹ đất
Thông tin từ Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) cho biết, đơn vị này đang muốn bán quỹ đất lớn mà doanh nghiệp này từng lập Dự án The EverRich 3 tại quận 7.Đây là khu đất được PDR có được nhờ vào dự án BT đã thực hiện trước đó.
Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, có khá nhiều doanh nghiệp địa ốc muốn M&A dự án này. Tuy nhiên, giá mà chủ đầu tư chào bán lên tới hơn 3.000 tỷ đồng, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc, dù lô đất có vị trí thuận lợi khi đối diện Khu Thương mại tài chính quốc tế Phú Mỹ Hưng.
Cuối năm 2016, PDR đã thực hiện xong một thương vụ M&A với HungThinhLand, thương vụ này được PDR thoát cảnh khó khăn về tài chính còn HungThinhLand có được quỹ đất đẹp gần Sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa).
Bước sang năm 2017, cuộc đua tìm quỹ đất càng được các doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh, trong đó có những đơn vị chấp nhận mua cả những dự án “chết lâm sàng” để tái khởi động.
Xem chi tiết tại đây.