Aa

Chỉ 5 năm nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ là trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam Bộ

Thứ Bảy, 04/01/2025 - 22:20

Đô thị đặc biệt này được định hướng sẽ phát triển theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển TP. HCM trở thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là TP có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế và tài chính thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chỉ 5 năm nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ là trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam Bộ- Ảnh 1.

Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt. Ảnh: Internet

TP. HCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5-9,0%/năm trong giai đoạn 2021-2030.

Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385-405 triệu đồng, tương đương 14.800-15.400 USD.

Liên quan đến phương hướng phát triển ngành thương mại, TP. HCM sẽ phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, đồng bộ với sự phát triển của công nghiệp hóa, khai thác tối đa lợi ích từ toàn cầu hóa.

Chỉ 5 năm nữa, đô thị đặc biệt của Việt Nam sẽ là trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam Bộ- Ảnh 2.

TP. HCM được định hướng là trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Internet

TP. HCM được định hướng xây dựng hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực của vùng Đông Nam Bộ; phát triển TP. HCM trở thành trung tâm thương mại điện tử của vùng Đông Nam Bộ; phát triển các kênh bán lẻ hấp dẫn; chuyên nghiệp hóa và số hóa chuỗi cung ứng bán buôn; nâng cấp kết nối và cải thiện dịch vụ thương mại và quốc tế; tập trung xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh chủ lực.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics.

Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ số, công nghệ quản lý hiện đại trong vận hành của các trung tâm logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí, bảo đảm năng lực cạnh tranh và hội nhập được với các trung tâm logistics của khu vực, thế giới…

Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.

Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top