Aa

Chủ đầu tư địa ốc khổ với suất ngoại giao

Thứ Sáu, 22/02/2019 - 14:00

Chủ đầu tư địa ốc khổ với suất ngoại giao; "Muốn làm nhà ở xã hội, quan trọng vẫn là đất và tiền"; Bất động sản “đặc khu”: Cơ hội nào cho 2019?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Chủ đầu tư địa ốc khổ với suất ngoại giao

Chủ đầu tư lớn tại Hà Nội cho biết trước khi giới thiệu dự án ra thị trường đã có một số sản phẩm đẹp được dùng làm suất ngoại giao cho đối tác với mức chiết khấu từ 5 đến 10% giá trị. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng ưu đãi đều xin được nộp tiền chậm hơn so với tiến độ của những người mua khác.

"Có những người đến khi dự án xây dựng xong phần hạ tầng rồi nhưng vẫn không chịu nộp tiền, nhưng nhất định không muốn trả lại chủ đầu tư căn hộ. Trong khi đó, rõ ràng là với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp không thể áp dụng biện pháp phạt chậm nộp hoặc thu hồi lại sản phẩm", vị này cho biết.

Nhiều người mua suất ngoại giao mang thông tin căn hộ để gửi các sàn bất động sản bán lại, kiếm tiền chênh. Tuy nhiên, không ít lại gửi chính đơn vị kinh doanh của chủ đầu tư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Muốn làm nhà ở xã hội, quan trọng vẫn là đất và tiền"

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, có thể khẳng định các đô thị Việt Nam trong 20 năm qua phát triển cơ bản, hình thành nhiều khu nhà ở, khu dịch vụ khang trang phần nào đáp ứng nhu cầu người dân và thói quen của người dân đô thị. Nhà ở chiếm 70% thị trường bất động sản, đạt được nhiệm vụ phát triển nhà ở mà Thủ tướng phê duyệt. Chất lượng nhà ở đã được cải thiện to đẹp hơn, khang trang hơn nhưng trên thực tế, sức ép của nhà ở xã hội vẫn còn lớn.

Ông Nam khẳng định: “Nhà ở có thể không phải là mặt hàng bắt buộc mua bán nhưng nó thực sự là một mặt hàng bắt buộc phải có. Người dân có thể không mua ô tô nhưng không thể nào thiếu chỗ ở, sinh hoạt. Ngày xưa, đất nước còn nghèo nhưng Nhà nước vẫn bỏ ngân sách ra để đầu tư xây dựng các khu Kim Liên, Trung Tự… Đến nay cũng đã có rất nhiều các quy định trong luật, trong chính sách coi xây dựng phát triển nhà ở xã hội là một chương quan trọng. Tôi cho rằng, làm nhà ở xã hội quan trọng nhất vẫn là hai yếu tố có đất và có tiền. Đất thì không thiếu, chúng ta có thể quy hoạch đất, lấy ra từ 20% trong các dự án xây dựng tại mỗi địa phương còn vốn xây dựng vẫn là câu chuyện cần tính toán”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thủ tục hành chính kéo dài như “kỳ đà cản mũi”!

Năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản niêm yết như Vinhomes, Novaland, Đất Xanh, Khang Điền hay Nam Long dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận tích cực từ bàn giao dự án. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có thể chậm hơn so với năm trước do các dự án được ra mắt chậm hơn.

Nam Long dự kiến tăng lợi nhuận năm 2019 là 12,5%, thấp hơn so với mức 42% năm 2018. Đất Xanh được dự đoán tăng trưởng 19,4% trong khi năm trước là 57%. Hay Novaland có mức tăng lãi chỉ 3% trong khi năm trước lên tới 59%.

SSI Research thấy rằng các chủ đầu tư thường phát triển thị trường chính là TP.HCM, nơi có khó khăn về thủ tục cấp phép dự án bị trì hoãn năm 2018. Do đó, duy trì đà tăng trưởng cao hơn trong 2019 là thách thức lớn đối với họ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản “đặc khu”: Cơ hội nào cho 2019?

Năm 2018 là một năm đầy biến động của thị trường bất động sản. Cũng là năm mà giới đầu tư nhắc đến cụm từ “bất động sản đặc khu” nhiều đến nỗi… khiến cho thị trường nơi đây đã trở thành tâm điểm chi phối đến bức tranh bất động sản chung của cả nước.

Kể từ thời điểm cuối năm 2017, khi thông tin 3 địa phương Vân Đồn (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) dự kiến lên đặc khu kinh tế, thị trường bất động sản nơi đây bắt đầu chuyển dịch và khởi sắc. Đến đầu năm 2018, lượng giao dịch tại 3 địa phương trên tăng đột biến.

Tại Vân Đồn, vị trí có giá biến động mạnh nhất là khu vực gần sân bay quốc tế Vân Đồn với mức giá 30 -40 triệu đồng/m2, cá biệt có nơi lên tới 60 triệu đồng/m2. Cũng theo Báo cáo thị trường Quý I của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mức giá bất động sản ở Vân Đồn tăng gấp 5 - 6 lần so với năm 2016 - 2017.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Chìa khóa sinh tồn" trong cuộc thanh lọc bất động sản cao cấp

Số lượng người siêu giàu tại Việt Nam và khối lượng tài sản của họ vẫn tăng trưởng liên tiếp trong vòng 5 năm qua, từ năm 2013 và được dự đoán là sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu đầu tư bất động sản cao cấp từ các quốc gia lân cận.

Từ năm 2015 khi chính sách này có hiệu lực, tỷ lệ người nước ngoài sở hữu bất động sản tại nhiều dự án cao cấp đã đạt mức giới hạn cao nhất, trong đó chủ yếu là người mua đến từ Đài Loan, Hong Kong và Hàn Quốc. Nguồn cầu cho sản phẩm nhà ở hạng sang tại Việt Nam được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng của giới siêu giàu tại châu Á.

Đáng chú ý là một vài năm trở lại đây, phân khúc nhà ở hạng sang tại Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bởi mức lợi nhuận hấp dẫn. Trong bối cảnh lợi nhuận tiếp tục tăng với mức gia tăng giá cao và lợi suất cho thuê khả quan, số lượng các nhà đầu tư và đơn vị quản lý vận hành nước ngoài gia nhập thị trường hạng sang sẽ ngày một tăng tại Hà Nội và TP.HCM. Những doanh nghiệp này sẽ mang theo dòng vốn đầu tư lớn và giới thiệu thêm nhiều mô hình bất động sản cao cấp mới tới thị trường nhà ở Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top