Aa

Chứng khoán khởi sắc trở lại, cổ phiếu bất động sản đua nhau bứt phá

Thứ Tư, 01/04/2020 - 20:00

Đà tăng của thị trường khởi đầu từ nhóm chứng khoán và ngân hàng sau đó lan rộng đến nhiều nhóm cổ phiếu khác.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu tháng mới với kết quả mà không nhiều nhà đầu tư ngờ tới. Ngay từ đầu phiên giao dịch, sự khởi sắc đã xuất hiện và kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá. Trước sự hưng phấn đó, đà tăng của thị trường được nới rộng thêm đáng kể và VN-Index liên tục duy trì mức tăng khoảng trên 15 điểm trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch.

Tâm điểm của thị trường phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu tài chính, bao gồm: Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Ở nhóm chứng khoán, SSI và HCM được kéo lên mức giá trần, BSI tăng 4,6%, CTS tăng 6,8%, MBS tăng 7,5%. Hôm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ra thông báo cho biết, hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán là dịch vụ thiết yếu và phải được đảm bảo tổ chức giao dịch an toàn, ổn định, thông suốt trong mọi tình huống. 

Trả lời báo chí, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBCKNN cũng khẳng định, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục giao dịch bình thường và UBCKNN chưa có ý tưởng, cũng như chưa nhận được chỉ đạo nào về việc tạm ngừng giao dịch thị trường chứng khoán.

Tại nhóm bảo hiểm, BVH và BLI cũng tăng trần. Còn ở nhóm ngân hàng, STB tăng trần, VCB tăng 4,8%, ACB tăng 4,5%, CTG tăng 6,4%...

Top 10 cổ phiếu khớp lệnh nhiều nhất phiên 1/4. Nguồn: VDSC

Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản, sự khởi sắc cũng diễn ra cùng chiều với thị trường chung. Các mã bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ như PFL, TID, FIT, HQC, NVT hay FLC đều được kéo lên mức giá trần trong đó rất nhiều mã giao dịch sôi động với thanh khoản ở mức cao. Bên cạnh đó, VRC cũng tăng 6,7%, KBC tăng 5,9%, SCR tăng 5,8%, NTL tăng 5,3%...

Cổ phiếu bất động sản lớn nhất thị trường là VIC phiên hôm nay cũng tăng mạnh 3,1% lên 86.000 đồng/cp và tiếp tục có đóng góp rất quan trọng trong việc giúp VN-Index bứt phá. Mức điểm mà VIC đóng góp cho VN-Index phiên hôm nay là 2,5 chỉ đứng sau VCB với 3,18 điểm. VRE có mức tăng khá khiên tốn với 0,5% lên 19.250 đồng/cp.

Chiều ngược lại, vẫn còn một số cổ phiếu bất động sản đi ngược lại xu hướng chung, trong đó có “ông lớn” VHM, dù vậy mức giảm của mã này chỉ là 0,4%. Bên cạnh đó, các mã như IDJ, FIR, FDC… lại giảm rất mạnh nhưng đa phần trong số này đều là có thanh khoản rất kém.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 17,7 điểm (2,67%) lên 680,23 điểm. Toàn sàn có 287 mã tăng, 86 mã giảm và 50 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,97 điểm (3,21%) lên 95,61 điểm. Toàn sàn có 99 mã tăng, 52 mã giảm và 43 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,89 điểm (1,86%) lên 48,63 điểm. Toàn sàn có 126 mã tăng, 44 mã giảm và 29 mã đứng giá.

Thanh khoản chỉ tương đương so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 332 triệu cổ phiếu, trị giá 4.500 tỷ đồng. Hôm nay, trong top 10 cổ phiếu khớp lệnh nhiều nhất có 3 mã bất động sản là LDG, FLC và HQC. Trong đó, LDG khớp lệnh đến 18,7 triệu cổ phiếu.

Ảnh minh họa.

Khối ngoại vẫn là điểm trừ của thị trường chứng khoán khi tiếp tục bán ròng 125 tỷ đồng, riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng khoảng hơn 127 tỷ đồng. Sàn HoSE có đến 4 cổ phiếu bất động sản nằm trong top 10 bán ròng mạnh nhất là VIC, DXG, NLG và HBC. Trong đó, DXG bị bán ròng hơn 7,8 tỷ đồng. Chiều ngược lại, NVL là cổ phiếu bất động sản hiếm hoi lọt vào top mua ròng của khối ngoại với 5 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán châu Á phiên 1/4 diễn biến tiêu cực. MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 1,1%. Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 4,5% và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 3,9%. Shanghai Composite và Shenzhen Composite ở thị trường chứng khoán Trung Quốc lần lượt giảm 0,6% và 0,3%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,2%. Trong khi đó, ASX 200 của Australia tăng 3,6%.

Theo đánh giá của Chứng khoán MB (MBS) đây là một phiên giao dịch mà thị trường Việt Nam ngược dòng với các thị trường trên thế giới nhưng không quá bất ngờ, thị trường hiện đang ở vùng hỗ trợ 650 điểm và đã có 5/7 phiên tăng.

Trong kịch bản tích cực, thị trường có thể tạo mô hình 2 đáy nhỏ với mục tiêu hướng tới mốc 702,72 điểm. Ở chiều ngược lại, trong trường hợp thị trường không giữ được ngưỡng hỗ trợ 650 điểm, nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản xấu

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top