Dù vậy, dấu hiệu hồi phục của thị trường nhanh chóng xuất hiện khi nhiều cổ phiếu lớn nhận được lực đỡ tốt. Có thời điểm VN-Index gần như được kéo lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự “giải cứu” VN-Index nhanh chóng bị dập tắt không lâu sau đó khi áp lực bán lại tiếp tục dâng cao ở một số cổ phiếu.
3 cổ phiếu họ "Vin" VIC, VHM và VRE đều bị kéo xuống mức giá sàn. Trong đó, VIC lấy đi của VN-Index 5,12 điểm. VHM và VRE lấy đi lần lượt 3,9 điểm và 0,87 điểm.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như SSI, STB, MWG, HSG... vẫn giảm sâu và tác động xấu đến đường đi của VN-Index.
Chiều ngược lại, các cổ phiếu như BID, GAS, TPB, VCB, VNM... là những nhân tố quan trọng trong việc giúp kìm hàm đáng kể đà giảm của VN-Index, còn HNX-Index kết thúc phiên trong sắc xanh nhờ công lớn của ACB và SHB. Chốt phiên, BID tăng 2,6%, GAS tăng 4,3%, VNM tăng 2,9%, ACB tăng 1,6%. GAS đóng góp lớn nhất cho VN-Index với 1,26 điểm. Còn ACB cũng là mã đóng góp lớn nhất cho HNX-Index với 0,48 điểm.
Ở nhóm cổ phiếu bất động sản sự phân hóa đã diễn ra rõ nét hơn. Các cổ phiếu như QCG, TCH, LDG hay DRH đều bị kéo xuống mức giá sàn. Các mã như TDH, TIG, FLC, DXG... cũng chìm trong sắc đỏ.
Trong khi đó, phiên hôm nay vẫn còn khá nhiều cổ phiếu bất động sản giao dịch tích cực. Trong đó, BII, PFL, IDV, UNI hay CLG đều được kéo lên mức giá trần nhưng đa số thanh khoản của các cổ phiếu này đều ở mức rất thấp. Ngoài ra còn phải kể đến đà tăng mạnh của NDN, HDC, SCR, NVT, IDJ hay NBB....
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,38 điểm (-1,11%) xuống 659,21 điểm. Toàn sàn có 158 mã tăng, 196 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,49 điểm (0,51%) lên 96,95 điểm. Toàn sàn có 84 mã tăng, 67 mã giảm và 43 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,94 điểm (1,98%) lên 48,51 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức vẫn khá cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 328 triệu cổ phiếu, trị giá 5.000 tỷ đồng. Nhóm bất động sản vẫn đóng góp đến 4 cổ phiếu trong danh sách các mã khớp lệnh nhiều nhất. Trong đó, FLC khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu, HQC khớp lệnh 10,8 triệu cổ phiếu, DLG và VRE khớp lệnh lần lượt 8,5 triệu cổ phiếu và 6,9 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục có phiên 31 bán ròng ở sàn HoSE với giá trị 662 tỷ đồng. Tính chung cả 31 phiên, khối ngoại sàn này bán ròng 9.150 tỷ đồng. Tương tự, khối ngoại sàn HNX cũng bán ròng trong 27 phiên liên tiếp với tổng giá trị 970 tỷ đồng. Toàn thị trường phiên 24/3 khối ngoại bán ròng 708 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bất động sản là VRE và VHM vẫn bị khối ngoại bán ròng mạnh, trong đó, VRE bị bán ròng 82 tỷ đồng còn VHM là hơn 54 tỷ đồng. Chiều ngược lại, các cổ phiếu bất động sản được khối ngoại mua ròng tốt có HPX, DLG, TCH... nhưng giá trị không quá lớn.
Tại thị trường chứng khoán châu Á, sự phục hồi cũng quay trở lại. Chốt phiên 24/3, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 3,8% trong phiên sáng 24/3, với tất cả chỉ số lớn trong khu vực tăng 1 - 6%. Nikkei 225 tăng hơn 1.000 điểm, tương đương tăng 6,4%. Kospi ghi nhận mức tăng tương tự.
Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite tăng 1,8 - 1,9%. Hang Seng của Hong Kong tăng 3,8%. Giới đầu tư trở lại với các tài sản rủi ro sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố loạt biện pháp kích thích khổng lồ mới để hỗ trợ nền kinh tế.