Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiến nghị hoàn thiện 6 chính sách phát triển Condotel
Tại Hội thảo “Condotel – Thực tế, triển vọng và giải pháp” diễn ra chiều ngày 16/3 tại Quy Nhơn, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã kiến nghị 6 chính sách về đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch, đặc biệt là phân khúc căn hộ khách sạn Condotel.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2017 chính là du lịch. Một trong những cú hích lớn cho du lịch Việt Nam là vào đầu tháng 01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu: Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; ...có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Liệu có xảy ra bong bóng Condotel?
Bày tỏ quan điểm tại Hội thảo "Đầu tư Condotel: Thực tế, triển vọng và giải pháp", ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch, Bộ VHTT&D cho rằng số lượng của Codotel chưa quá nhiều nhưng lại xuất hiện quá nóng ở một số địa phương, chưa đồng hành cùng sự phát triển của địa phương đó.
"Theo tôi, việc hoạch định chiến lược là cực kỳ quan trọng. Mỗi điểm đến có một ngưỡng chịu tải. Điểm đến phải có sức chịu tải phù hợp. Từ nay đến 2020, dự kiến Đà Nẵng tăng 13.000-15.000 sản phẩm Condotel. Vấn đề đặt ra là, khách du lịch được dự báo tăng hơn 2 lần so với mức tăng năm 2017. Điều này là không thể vì nếu muốn lượng khách du lịch đến Đà Nẵng bùng nổ còn phụ thuộc vào cân bằng hạ tầng và quảng bá xúc tiến về du lịch của thành phố. Phú Quốc cũng đang diễn ra tình trạng dư thừa Condotel. Trên phạm vi cả nước, việc hoạch định Condotel là quan trọng nếu không mất cân đối sẽ xảy ra, vì số lượng khách quốc tế phải phù hợp với hạ tầng.
Khách du lịch và từng địa phương khác nhau, nên phải tính toán, xây dựng được kế hoạch thì mới đảm bảo cung cầu, tránh được việc thừa thiếu hay tăng trưởng quá “nóng”" - ông Tuấn khẳng định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đô thị hóa "quét" qua làng ven đô: Làm gì để giữ được văn hóa truyền thống?
Vài năm trở lại đây cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt là sự xuất hiện của những ngôi nhà mọc san sát, những căn chung cư cao tầng chen chúc. Đằng sau các khu đô thị có kết cấu hạ tầng hiện đại tưởng chừng như đó là cuộc sống đầy đủ văn minh lại là vấn đề đầy nan giải về việc xây dựng không gian sống mới.
Có thể nói không gian sống mới ở đô thị hiện nay là một chủ đề hiện đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội đặc biệt với những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý đô thị hay chính với những cư dân đang sống trong khu đô thị mới.
Theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, “Không gian sống mới ở đô thị là vấn đề khiến các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý đô thị luôn phải trăn trở. Đô thị hóa là quá trình tất yếu, không thể cưỡng lại được bởi đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, làm thế nào để kiểm soát được đô thị hóa là bài toán khó?”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cửa sáng cho phân khúc đất nền Hà Nội
Trò chuyện với phóng viên những ngày đầu năm mới, một tay buôn thuộc hạng lão làng đúc rút rằng, chẳng có mảng địa ốc nào mà có thể lời lãi tính bằng lần như đầu tư vào đất nền. Chung cư, biệt thự chỉ “ăn” được dăm bảy giá đã là may, còn nếu đất nền mua bằng tiền thật của mình thì cứ yên tâm mà “ôm”, chỉ có lên chứ ít khi xuống giá trong dài hạn.
Tâm sự của nhà đầu tư kia cũng là ý chung của rất nhiều người khi mà tâm lý muốn có "mảnh đất cắm dùi" vẫn tồn tại trong số đông người Việt. Đồng thời, giới đầu tư cho rằng, đất nền thường là phân khúc có biên độ dao động giá cao nhất.
Vì vậy, từ trước tới nay, phân khúc này luôn có nhu cầu lớn, dù ở giai đoạn nào của thị trường. Trong giỏ hàng hóa bất động sản, đất nền luôn được xem là "của để dành" của giới đầu tư.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nợ tiền BHXH, chủ công trình 8B Lê Trực có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tính đến hết ngày 28/2/2018, Công ty Cổ phần May Lê Trực còn nợ 1.822,2 triệu đồng tiền BHXH, BHYT của 95 người lao động, trong đó số nợ đã lên tới 13 tháng.
Theo Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng VP luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhận định: Theo Khoản 1 Điều 17 Luật BHXH 2014 hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi bị nghiêm cấm. Khi công ty không đóng hoặc trốn đóng BHXH từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Xem thông tin chi tiết tại đây