Aa

Đại gia đổ về, tiềm năng BĐS tỉnh đang được đánh thức

Thứ Bảy, 30/09/2017 - 16:31

Chuyên gia CBRE nói gì nói về hiện tượng giá nhà Việt Nam đang quá cao so với thu nhập người dân, Lý giải nguyên nhân đất nền Điện Biên "sốt", Tập đoàn Hoàn Cầu không long lanh như vẫn tưởng, Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng về đồ án quy hoạch Ga Hà Nội, Tiềm năng BĐS tỉnh đang được đánh thức là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Giá nhà Việt Nam đang quá cao so với thu nhập người dân: Chuyên gia CBRE nói gì?

Tại cuộc họp với Ban Kinh tế Trung ương mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đưa ra một thông tin là giá nhà tại Việt Nam hiện nay đang quá cao so với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.

“Khi đi Hàn Quốc thấy giá nhà của thị trường này gấp 5-7 lần thu nhập của người dân. Trong khi tại Việt Nam, giá nhà vừa túi tiền chứ không nói nhà cao cấp gấp 22-25 lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Như vậy, giá nhà của chúng ta là nằm ngoài so với khả năng của đa số người dân và đó là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ, tính toán”, ông Châu dẫn chứng.

Con số mà Chủ tịch HoREA được cho là tương đồng với thống kê của CBRE. Nhận định về con số này, bà Nguyễn Hoài An cho rằng, so với các quốc gia phát triển, thông thường, tỷ lệ này rơi vào khoảng 7 – 10 lần so với thu nhập. Việt Nam là nước đang phát triển song giá nhà lại gấp 20  - 25 lần là tỷ lệ khá cao.

Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất có tỷ lệ giá nhà cao. Tỷ lệ này ở 1 số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, có thời điểm giá rất cao, khoảng cách so với thu nhập cũng rất lớn. Và nếu nhìn vào giá tuyệt đối của các sản phẩm BĐS, so với thị trường trong khu vực, giá nhà ở Việt Nam được đánh giá là rẻ nhưng tỷ lệ này lại vượt xa nếu so với mức sống và thu nhập của người dân.

Trước câu hỏi “Tại sao các nước trong khu vực có thu nhập thấp hơn Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar hay thu nhập trung bình như Indonesia, Philippines không gặp khủng hoảng BĐS hay giá nhà quá cao như chúng ta”, bà An cho biết: “Giá của BĐS là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố, không chỉ thu nhập. Mà còn là giá thành xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận phù hợp để các chủ đầu tư chấp nhận đầu tư BĐS. Tại Việt Nam, BĐS là ngành rất được ưa chuộng, do đó mức độ quan tâm đầu tư BĐS ở Việt Nam tương đối lớn so với các thị trường khác trong khu vực.

Ở các nước như Lào, Campuchia có quy mô dân số thấp hơn, nhu cầu ít, do đó việc nguồn cung tăng nhanh, giá tăng nhanh ít xảy ra hơn so với 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, ở Phnompenh, thị trường tương đối nóng và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giá nhiều dự án chung cư tại đây cũng không kém cạnh so với 2 thành phố lớn của Việt Nam”.

Xem thêm tại đây. 

Đất nền Điện Biên “sốt”, vì đâu?

Mặc dù có vị trí địa lý cách xa các trung tâm, thành phố lớn, trong khi hạ tầng giao thông, tiện ích chưa phát triển, nhưng giá đất tại TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) vẫn tăng chóng mặt trong thời gian qua.

Theo khảo sát của của phóng viên, giá đất nền tại TP. Điện Biên Phủ tăng cao, hiện trung bình từ 700 triệu đồng/lô, đến trên dưới 5 tỷ đồng/lô tùy theo vị trí, thậm chí những vị trí đắc địa như khu đồi A1 có giá lên đến 1,7 tỷ đồng mỗi mét dài mặt tiền. Nếu so sánh với 10 năm trở về trước, giá đất hiện tại đã cao hơn cả chục lần.

Không chỉ tăng về giá, giao dịch tại đây cũng diễn ra khá sôi đông. Chỉ cần gõ cùm từ “mua đất nền Điện Biên” trên thanh công cụ tìm kiếm Google, chưa đầy 1 phút đã có cả triệu kết quả được hiện thị. Tuy nhiên, đối tượng rao bán vẫn là cá nhân, người môi giới tự do, gần như không có dự án nào.

Theo chia sẻ của anh Phạm Quốc Hưng, một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại TP. Điện Biên Phủ cho biết, thị trường đất nền Điện Biên liên tục tăng trong 10 năm trở lại đây. Hiện tại, với những vị trí đẹp gần đồi A1 có giá 1,7 tỷ đồng một mét mặt đường, chạy dài khoảng 20 m. Còn ở những khu đô thị mới có đường rộng từ 13 - 20 m, có giá dao động từ 1,7 - 2 tỷ đồng/lô.

Khách mua đất nền tại Điện Biên hiện này chủ yếu là nhu cầu ở thật. Ảnh: Nhất Nam.

Khách mua đất nền tại Điện Biên hiện này chủ yếu là nhu cầu ở thật. Ảnh: Nhất Nam.

Dù giá đất tại Điện Biên tăng mạnh, nhưng theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư BĐS, các dịch vụ, tiện ích như trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà nghỉ… ở Điện Biên không tăng mấy so với những năm trước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng chỉ ở mức độ bình thường.

Xem thêm tại đây. 

Đồ án quy hoạch Ga Hà Nội: Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng

Chiều tối ngày 28/9, tại buổi họp báo quý 3/2017 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã trả lời báo chí về đồ án quy hoạch ga Hà Nội đang được UBND TP. Hà Nội lấy ý kiến các bộ, ngành.

Theo đó, trao đổi với báo chí tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đồ án không phải là quy hoạch riêng đối với ga Hà Nội mà là quy hoạch của cả khu vực, thông sang cả khu Văn Miếu, Văn Chương và ga Hà Nội nằm trong quy hoạch đó.

Ông cho biết, quan điểm của Bộ GTVT là ủng hộ việc quy hoạch của Hà Nội. Đây là triển khai đồ án chung của quy hoạch Thủ đô và là quy hoạch chi tiết phân khu chức năng, trong đó có ga Hà Nội. Quy hoạch này phù hợp với quy hoạch không gian đô thị chung của Hà Nội.

Khẳng định Bộ Giao thông Vận tải đã nhận được đồ án quy hoạch khu vực ga Hà Nội và đang giao cho các cơ quan chuyên môn đường sắt, đường bộ cùng nghiên cứu để trả lời UBND TP. Hà Nội trong khoảng 10 ngày tới, Thứ trưởng Bộ GTVT cũng tỏ ra băn khoăn khi nội dung đồ án khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông, kết nối các tuyến đường sắt có phù hợp không?

Xem thêm tại đây. 

Hoàn Cầu không long lanh!

Tập đoàn Hoàn Cầu, Ngân hàng Nam Á và 30 công ty con là của một "bà trùm" siêu giàu nhưng khá kín tiếng. Nhiều người vẫn tin Hoàn Cầu là một doanh nghiệp đa ngành vững mạnh dẫu những chỉ tiêu về tài chính của tập đoàn này vẫn là một ẩn số.

Tập đoàn Hoàn Cầu được thành lập vào năm 1993, hoạt động chính trong lĩnh vực BĐS với vốn điều lệ ban đầu là 193 tỷ đồng. Đến năm 2016, Hoàn Cầu có vốn điều lệ 1.170 tỷ đồng cùng hơn 30 công ty thành viên trên cả nước.

Riêng trong lĩnh vực BĐS, Hoàn Cầu được biết đến với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng như Diamond Bay, Nha Trang Center, Nha Trang View Resort. Thương hiệu Diamond sau này được tập đoàn Hoàn Cầu khai thác thêm với dự án Diamond Bay Golf & Villas, Diamond Bay Resort & Spa, Diamond Bay Resort II.

Ngoài ra, Tập đoàn Hoàn Cầu còn tham gia vào nhiều lĩnh vực như ngành du lịch - khách sạn với những khách sạn 5 sao như King Palace resort, Đà Lạt Palace tại Đà Lạt, Hoàn Cầu Bến Tre, Cung điện Hoàng Gia, Khu du lịch Ba Hồ… Với mảng hạ tầng - khu công nghiệp, tập đoàn này là chủ đầu tư sân bay Cam Ranh. Ở mảng y tế - giáo dục, hiện Hoàn Cầu đầu tư vào trường đại học Quang Trung tại Quy Nhơn và Trung tâm y khoa Saint Luke tại TP.HCM.

Hoàn Cầu cũng được biết đến là công ty tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe) 2008, lần đầu tiên tại Việt Nam. Theo Forbes, bà chủ Hoàn Cầu đã bỏ ra 65 triệu USD đầu tư vào khu nghỉ dưỡng Diamond Bay và các sự kiện quanh cuộc thi này.

Chưa kể, Hoàn Cầu cũng liên quan đến Yến Sào Khánh Hoà khi đấu thầu và trả trước 5 năm 1 lần cho công ty Yến sào Khánh Hòa để mua sản phẩm trên toàn tỉnh, việc kinh doanh này kéo dài cho hơn 20 năm.

Có thể thấy, với những hoạt động đa ngành, lại bạo chi, sở hữu hàng loạt dự án tầm cỡ… Hoàn Cầu được cho là một doanh nghiệp mạnh về cả tài chính và hình ảnh. Cho đến khi Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) công bố đang tìm kiếm đơn vị thẩm định giá tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu nhóm CTCP Hoàn Cầu, khoản nợ mà VAMC đã mua lại của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Xem thêm tại đây. 

Đại gia đổ về, tiềm năng bất động sản tỉnh đang được đánh thức

Với sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp địa ốc đầu tư, khai phá các vùng đất mới.

Đây được xem là một trong những xu hướng phát triển bất động sản, việc đầu tư phát triển các dự án tại tỉnh lẻ đang được nhiều chủ đầu tư lớn quan tâm bởi quỹ đất tại các thành phố lớn đang dần bị thu hẹp, trong khi các địa phương vẫn còn sở hữu phần lớn quỹ đất “sạch”.

Hơn nữa, các sản phẩm bất động sản quy hoạch đồng bộ, hiện đại,…ở các tỉnh vẫn được xem là “hàng hiếm”, cung chưa tương xứng với cầu.

Song, thực tế cho thấy, để đầu tư phát triển một dự án bất động sản thành công ở các tỉnh, ngoài các vấn đề về quy hoạch và pháp lý, các chủ đầu tư cần đảm bảo được cả 3 yếu tố: tiềm lực tài chính, chất lượng triển khai dự án và kênh tiêu thụ sản phẩm.

Vì thế, xu thế ngày nay là có nhiều đại gia BĐS bắt tay với nhau tìm kiếm cơ hội, nguồn vốn để hợp tác đầu tư tại những thị trường tiềm năng này. 

Xem thêm tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top