Aa

Đại gia tư nhân mất cơ hội mua đứt Tràng Tiền Plaza

Thứ Năm, 13/07/2017 - 14:40

Tỷ phú BĐS đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam? Khu vực nào sẽ "thống lĩnh" nguồn cung căn hộ tại thị trường Hà Nội?Tín hiệu buồn của BĐS cho thuê ở cả 2 miền Nam – Bắc, Đại gia tư nhân mất cơ hội mua đứt Tràng Tiền Plaza... là những thông tin chính của BĐS 24h qua.

Tín hiệu buồn của BĐS cho thuê ở cả 2 miền Nam – Bắc

Dù công suất cho thuê vẫn  khá ổn định song dường như, diễn biến về giá của phân khúc BĐS cho thuê tại Hà Nội cũng như TP.HCM trong quý vừa rồi không được như kỳ vọng của các chủ đầu tư.

Trước tiên ở phân khúc văn phòng cho thuê. Theo báo cáo khảo sát thị trường BĐS Hà Nội do Savills công bố ngày 11/7, điểm nổi bật của phân khúc này trong quý vừa qua là công suất tăng nhưng giá thuê lại giảm.

Cụ thể, theo báo cáo của Savills, tổng nguồn cung văn phòng tại Hà Nội trong quý II/2017 đạt khoảng 1.620.000m2, tăng 0,2% so với quý trước.

điểm nổi bật của phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong quý vừa qua là công suất tăng nhưng giá thuê lại giảm.

Điểm nổi bật của phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong quý vừa qua là công suất tăng nhưng giá thuê lại giảm.

Ở thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội, mặc dù đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong nửa đầu năm 2017 gia tăng mạnh cùng với lượng lớn các chuyên gia, doanh nghiệp đến Hà Nội tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, song công suất thuê trung bình vẫn giảm 1,4 điểm % so với quý trước. Giá thuê trung bình đạt 24,6 USD/m2/tháng, giảm 2,4% theo quý và 2,7% theo năm. Đáng chú ý, tổng lượng căn cho thuê giảm 46% theo quý.

Ngay cả mảng khách sạn, dù công suất cho thuê trung bình ổn định theo quý và tăng 10 điểm phần trăm theo năm, nhưng giá thuê phòng trung bình vẫn giảm 7% so với quý trước; doanh thu phòng trung bình giảm 7% theo quý.

Xem thêm tại đây. 

Tỷ phú BĐS đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

Tỷ phú giàu lên từ BĐS luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Bởi lẽ, như nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Đất đai ở Việt Nam theo luật pháp thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, khi một số người khai thác mảng tài sản này và giàu lên nhanh chóng dễ gây nên những bức xúc và dấu hỏi về sự giàu có của họ”. Đây dường như là nỗi lo lắng của phần đông dư luận khi nhắc đến vấn đề này.

Tuy nhiên, trong khi những tiêu cực được gắn cho những tỷ phú BĐS vẫn không có bằng chứng xác tín thì những giá trị do họ tạo ra cho nền kinh tế lại đang diễn ra.

Trong một lần trao đổi với Trí Thức Trẻ, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết dù rằng đến nay chưa có một tổng kết, đánh giá cụ thể để định lượng được những đóng góp của các tỷ phú, nhưng cũng có nhiều điều có thể thấy được bằng trực quan.

TS. Minh Phong nói rằng đó là những công trình lớn, chuyên nghiệp, giúp thay đổi cảnh quan, biến không thành có như chuyện ở Đảo Tuần Châu hay khu nghỉ dưỡng của FLC ở Sầm Sơn... đồng thời tạo thị trường có tổ chức an toàn thay vì những hoạt động tự phát thiếu tính chuyên nghiệp.

Xem thêm tại đây. 

Khu vực nào sẽ "thống lĩnh" nguồn cung căn hộ tại thị trường Hà Nội?

Savills vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thị trường BĐS Hà Nội quý II/2017. Báo cáo cho thấy, trong quý vừa qua, thị trường Hà Nội có 16 dự án căn hộ mở bán mới và 11 dự án mở bán thêm với tổng số 6.850 căn, tăng 5% theo quý và 13% theo năm. Nguồn cung sơ cấp đạt 24.550 căn, tăng 2% theo quý và 42% theo năm. Nguồn cung thứ cấp là 163.400 căn, tăng 18% theo năm.

Trong số đó, có khoảng 6.800 căn đã được bán, tăng 5% theo quý và 13% theo năm, phân khúc Hạng B chiếm ưu thế với hơn 42% thị phần. Tỉ lệ hấp thụ đạt 28%, tăng 1 điểm % theo quý và giảm 7 điểm % theo năm. Căn hộ hạng A cũng đạt được sự biến chuyển tích cực khi số căn bán được tăng đáng kể so với các năm trước. Giá bán sơ cấp ghi nhận ở mức 1.320 USD/m2, tức giảm 3% so với quý trước.

Một diễn biến đáng lưu ý khác ở thị trường căn hộ dịch vụ, đó là nếu như nguồn cung có phần gia tăng thì công suất trung bình và giá thuê lại giảm. Cụ thể, công suất trung bình đạt hơn 90,2%, giảm -1,4 điểm % theo quý nhưng tăng 6,3 điểm % theo năm. Giá thuê trung bình đạt 24,6 USD/m2/tháng, giảm -2,4% theo quý và -2,7% theo năm. Tổng lượng căn cho thuê thêm giảm -46% theo quý.

Trước tình trạng gia tăng lượng cung “khủng” ở thị trường căn hộ như hiện nay, câu hỏi đặt ra là các chủ đầu tư phải làm gì để duy trì sức hấp dẫn cũng như khả năng giao dịch trên thị trường. Bà Đỗ Thu Hằng, Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savill tại Hà Nội cho rằng, các chủ đầu tư đã phải tính đến phương án đa dạng hóa sản phẩm. Riêng trong quý này, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều loại sản phẩm mới như căn hộ song lập, biệt thự trên cao.

Xem thêm tại đây. 

Đại gia tư nhân mất cơ hội mua đứt Tràng Tiền Plaza

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đến năm 2020.

Một trong những điểm đáng chú ý của Quyết định 1001 là đến năm 2020, SCIC sẽ thực hiện cổ phần hóa và bán vốn tại 5 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến Đá An Giang; Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư Thương mại Tràng Tiền; Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển HPI; Công ty TNHH MTV In và phát hành biểu mẫu thống kê và Công ty TNHH MTV In thống kê TPHCM.

Hiện tại, ngoại trừ Công ty TNHH 2TV Đầu tư Thương mại Tràng Tiền - đơn vị sở hữu Tràng Tiền Plaza, tỷ lệ vốn Nhà nước là 90% thì 4 DN còn lại, Nhà nước đều đang sở hữu 100% vốn. Theo lộ trình, Công ty TNHH 2TV Đầu tư Thương mại Tràng Tiền sẽ thực hiện cổ phần hóa trong năm 2018 và hoàn thành xác định giá trị DN trong tháng 5/2018. Sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm 51% vốn tại DN này.

Như vậy Quyết định 1001 đã cho thấy Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn tại DN này.

Như vậy Quyết định 1001 đã cho thấy Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn tại DN này.

Mới đây việc bán cổ phần Tràng Tiền Plaza cũng thu hút sự chú ý của dư luận. SCIC và Bộ Tải chính đề xuất giữ 51% vốn tại công ty sở hữu Tràng Tiền Plaza nhưng Bộ Công Thương góp ý nên bán hết do đây không phải diện DN nhà nước nắm giữ vốn.

Xem thêm tại đây. 

Chung cư cứ mưa là ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

"Vấn nạn" ngập lụt ở Hà Nội năm nào cũng được nhắc đến, đặc biệt ở các khu đô thị mới kéo dài, điều này rất khó chấp nhận. Bởi những khu đô thị này mới chỉ được hoàn thiện chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây và đều nằm trong quy hoạch đồng bộ với hạ tầng, hệ thống thoát nước được xây dựng kiên cố.

Lý giải việc hàng loạt các khu đô thị lớn vừa mới đưa vào hoàn thiện nhưng vẫn ngập lụt, TS. Đào Ngọc Nghiêm (Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội) khẳng định: “100% các đô thị của Việt Nam đều có quy hoạch chung, đặc biệt các đô thị lớn sau khi có quy hoạch chung thì đã có quy hoạch ngành như vấn đề thoát nước, kỹ thuật hạ tầng… và chỉ khi nào có quy hoạch đồng bộ đảm bảo kết nối với thành phố Hà Nội thì mới cho triển khai dự án xây dựng. Như vậy, quản lý xây dựng theo quy hoạch còn vấn đề mới để xảy ra tình trạng ngập lụt ở chung cư”.

Cũng theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, người đã có nhiều thời gian nghiên cứu về thoát nước Hà Nội cho hay: “Việc chống úng ngập cho bất kì khu vực nào trong thành phố, trong tất cả các tính huống khác nhau, dù là địa hình trũng hay địa hình cao, dù gần nguồn thoát nước hay xa nguồn thoát nước, gần sông hồ hay gần biển thì đều có giải pháp. Có đến cả hàng ngàn giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng rất tiếc là trong phát triển đô thị ở Việt Nam, kỹ thuật hạ tầng ít được quan tâm, làm thì chắp vá, thay vì phát triển đô thị lại phát triển BĐS. Tức là phát triển ra các khu không gian có thể bán thu được tiền còn việc định cư ở đó có an toàn hay không, có là bền vững hay không thì cho đến lúc này có thể trả lời ở tất cả các khu ngập úng đó là không”.

Xem thêm tại đây. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top