Aa

Đầu tư BĐS theo phong trào, dễ giẫm lại “vết xe đổ”

Thứ Hai, 24/07/2017 - 14:01

Đầu tư BĐS theo phong trào, dễ giẫm lại “vết xe đổ”; Bỏ hàng tỷ USD mua nhà ở Mỹ, người Việt gặp rủi ro gì?; Đất Long Thành “dậy sóng”: Chỉ là chiêu trò thổi giá;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Đầu tư BĐS theo phong trào, dễ giẫm lại “vết xe đổ”

Câu nói “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” lại một lần nữa xuất hiện ở thị trường BĐS. Những ngày qua, ở vùng được cho là sẽ xây dựng dự án Sây bay Quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 60 km, cảnh từng đoàn xe nối đuôi nhau đi xem đất, mua đất lại xuất hiện.

Đây là cảnh tượng không mới tại đây, bởi trước đó, cuối năm 2015, khi thông tin sẽ xây dựng Sây bay Long Thành được công bố, các dự án đất nền quanh khu vực có dự án sân bay cũng ra đời theo và phong trào đầu cơ đất nền Long Thành được người dân từ TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương và thậm chí là Hà Nội tham gia. Sự tham gia của giới đầu cơ đã đẩy cơn sốt đất tại Long Thành lên cao, giá tăng từ 2 triệu đồng/m2 lên tới 10 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, cơn sốt qua nhanh giống như lúc nó đến khi chỉ kéo dài 6 tháng.

Việc đầu tư theo phong trào đã tạo ra nhiều “khu đô thị ma”. Ảnh: Gia Huy.

Việc đầu tư theo phong trào đã tạo ra nhiều “khu đô thị ma”. Ảnh: Gia Huy.

Khi cơn sốt đi qua, để lại những dự án chỉ cỏ và vài viên gạch đặt xuống đất gọi là đánh dấu lãnh thổ. Nhiều nhà đầu tư chay theo phong trào đã vỡ mộng vì giá đất lao đốc nhanh trở lại, nhưng không thể bán nổi.

Không chỉ tại Đồng Nai, câu chuyện người người buôn đất, nhà nhà buôn đất để rồi vỡ mộng cũng vừa mới diễn ra tại TP.HCM. Chỉ trong vòng 5 tháng, cơn sốt đất nền bao trùm toàn Thành phố, các dự án mọc lên như nấm sau mưa. Không chỉ những nhà đầu tư gom quỹ đất rồi chia nhỏ để bán, mà người dân địa phương cũng chạy theo “phong trào” khi đua nhau dựng biển bán đất, môi giới đất…

Xem chi tiết tại đây.

Bỏ hàng tỷ USD mua nhà ở Mỹ, người Việt gặp rủi ro gì?

Đầu tiên là rủi ro từ thị trường. Biến động của thị trường có thể khiến cho người mua gặp thiệt hại. Điều này đã xảy ra vào năm 2007 – 2008 khi bong bóng BĐS Mỹ vỡ khiến cho giá trị nhiều BĐS mất đi một nửa.

Tiếp theo, một vấn đề đáng quan tâm khác là rủi ro về pháp lý. Quy định về Quản lý ngoại hối của Việt Nam không cho phép gửi tiền ra nước ngoài để mua BĐS. Hiện vấn đề này không nằm trong quy định của Luật quản lý ngoại hối.

Theo quy định, người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài dưới một số điều kiện, một số giao dịch mà luật pháp cho phép.

Ví dụ như việc đầu tư đã nhận được giấy phép theo Luật Đầu tư nước ngoài. Ngoài ra người đi du lịch có thể đem theo tối đa 5.000 USD ra. Bên cạnh đó người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng để thanh toán những khoản tiền chuyển cho con cái đi du học, tiền chữa bệnh... Thế nhưng mua BĐS hiện không nằm trong những khâu được phép quy định chuyển tiền.

Xem chi tiết tại đây.

3 năm nữa, giới nhà giàu Việt sẽ đua nhau sở hữu ngôi nhà thứ hai

Ông Phạm Văn Đại, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam cho biết, ngôi nhà thứ hai hay BĐS nghỉ dưỡng là một phân khúc đặc biệt, là sự kết hợp giữa mục đích sử dụng và đầu tư. Sự kết hợp này cho phép nhà đầu tư thu lợi thông qua các chương trình ủy thác quản lý cho thuê, cam kết lợi nhuận hoặc tự cho thuê, cũng như tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

“Những gia đình giàu có, thu nhập cao tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM vẫn đang là đối tượng khách hàng chính trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Một nghiên cứu do Savills tiến hành vào năm 2015 cho thấy, khách từ Hà Nội (chiếm 80%) và TP.HCM (chiếm 20%) là nguồn khách chính tại Phú Quốc; tỷ lệ tương tự cũng được tìm thấy tại Đà Nẵng và Nha Nha Trang”, ông Đại cho biết.

Theo dự đoán của các chuyên gia, khoảng 3 năm nữa, giới nhà giàu Việt sẽ đua nhau sở hữu ngôi nhà thứ hai. Ảnh minh họa.

Theo dự đoán của các chuyên gia, khoảng 3 năm nữa, giới nhà giàu Việt sẽ đua nhau sở hữu ngôi nhà thứ hai. Ảnh minh họa.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Trần Nam Sơn, Quỹ Vietnam Capital Partners, về xu hướng đầu tư BĐS của người giàu có thì GDP càng cao, nhà đầu tư càng hướng đến BĐS nghỉ dưỡng. Theo đó, ở thời điểm hiện tại, giới nhà giàu sẽ mua nhà để cho thuê lại nhưng từ 2020 trở đi thì người giàu có sẽ mua BĐS để đi nghỉ dưỡng. Đây sẽ là xu hướng của thị trường BĐS trong 5 - 10 năm tới.

Một nghiên cứu gần đây của Savills cho biết, số lượng nhà giàu tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi mức 250.000 năm 2016 lên 530.000 hộ vào năm 2020.

Xem chi tiết tại đây.

Đất Long Thành “dậy sóng”: Chỉ là chiêu trò thổi giá

Cuối năm 2015, ngay sau khi thông tin dự án Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được Chính phủ đưa ra lấy ý kiến Quốc hội, thì đất tại nơi được cho là sẽ xây dựng dự án được một số nhà đầu tư quy hoạch, rồi phân lô bán. Thậm chí, những người dân cũng treo biển bán đất nông nghiệp.

Bước sang năm 2016, khi thông tin về dự án nguội đi, những dự án BĐS quanh sân bay không còn tấp nập người bán, kẻ mua. Nhưng kể từ tháng 6 mới đây, thị trường này lại một lần nữa “dậy sóng”, thậm chí cảnh… loạn dự án đã xuất hiện trở lại. Dọc Quốc lộ 51 từ TP.HCM về Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng loạt biển quảng cáo, rao bán đất nền được treo khắp các cột điện, gốc cây, đặc biệt là đoạn Tỉnh lộ 769 từ thị trấn Long Thành vào các xã Lộc An, Bình Sơn.

Có mặt tại Tỉnh lộ 769, phóng viên không khỏi “hoa mắt” với những biển rao bán được bày  như “ma trận”. Để “mục sở thị” mảnh đất được rao: “Bán đất đầu tư diện tích từ 180 - 500 m2 chỉ 1,7 triệu đồng/m2, hạ tầng đồng bộ, điện nước có sẵn...”, chúng tôi đã gọi vào số điện thoại ghi trên tờ quảng cáo và được nhân viên tư vấn rất nhiệt tình: “Em sẽ giới thiệu cho anh những lô đẹp, mà giá cả mềm nhất khu vực này, chỉ sau 3 - 6 tháng, bán lại là có lời…”.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn trực tiếp xem đất, khoảng 5 phút sau, một người tự giới thiệu tên là Toàn, nhân viên kinh doanh do công ty cử tới để dẫn chúng tôi đi xem đất. Theo chân “cò” đất này, chúng tôi được dẫn tới một khu đất trống đang được san ủi nham nhở, nằm khá xa Tỉnh lộ 769, đường đi lầy lội, rộng khoảng 4 m và... khác hẳn lời quảng cáo.

Xem chi tiết tại đây.

AZ Land và những "đứa con" tai tiếng

Mở màn cho những tai tiếng của AZ Land là việc bị khách hàng tố dự án AZ Vân Canh CT1 chậm tiến độ, có dấu hiệu chiếm dụng vốn của khách hàng. Theo đó, cuối năm 2009 đầu năm 2010, Công ty AZ bắt đầu bán dự án dưới hình thức huy động vốn với số tiền 11 – 12 triệu đồng/m2, chênh từ 2 – 4 triệu đồng/m2 (số tiền này không có hóa đơn).

Theo hợp đồng, dự án sẽ được khởi công vào tháng 4/2010, nhưng phải đến hơn 1 năm sau (tháng 7/2011), dưới sức ép rút vốn của khách hàng, công ty này mới làm 1 lễ động thổ hoành tráng. Nhưng chỉ sau 20 ngày, dự án đã bị phát hiện “khởi công cho có” vì máy móc đã rút ra hết khỏi công trường.

Khách hàng tố chủ đầu tư lừa đảo.

Khách hàng tố chủ đầu tư lừa đảo.

Dự án thứ hai đưa tên tuổi của AZ Land trở nên nổi tiếng là AZ Vân Canh CT2. Đầu năm 2010, Công ty Đầu tư phát triển Nhà Thái Sơn (công ty con của AZ Land) đã làm hợp đồng vay vốn đối với hơn 100 khách hàng để huy động vốn thực hiện dự án này. Điều đáng nói là tuy chưa được chuyển giao từ HUD nhưng công ty này vẫn công khai huy động vốn từ khách hàng. Sự việc khiến nhiều khách hàng ngã ngửa khi đại diện của HUD lên tiếng khẳng định “chưa có một sự chuyển giao nào”.

Tương tự, dự án AZ Sky Định Công cũng bị khách tố huy động vốn khi dự án chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Cụ thể, hợp đồng huy động vốn được ký kết từ năm 2009, nhưng đến tận ngày tháng 10/2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới có Công văn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Và tất nhiên, dự án chưa có giấy phép xây dựng cũng như được phê duyệt về quy hoạch.

Xem chi tiết tại đây.

Mua nhà gặp trúng quả lừa: Thắng kiện vẫn không đòi được tiền

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Minh Toàn, đại diện cho cư dân là những nạn nhân mua căn hộ chung cư Gia Phú của Công ty TNHH Địa ốc Gia Phú (viết tắt là Công ty Gia Phú; phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM), cho biết ngày 20-7, bà và một số người là nạn nhân của dự án này tiếp tục đến VKSND TP HCM yêu cầu thực hiện việc phục hồi quyết định khởi tố và bắt bị can đối với ông Nguyễn Hùng Nghiêm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Gia Phú. Bởi trước đó, cơ quan này đã hủy quyết định khởi tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT TP HCM, vì cho rằng "chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm".

Cụ thể, VKSND TP đã hủy bỏ quyết định khởi tố hình sự vì lý do "chưa xác định rõ giá trị căn hộ còn lại của chủ đầu tư và do ông Nghiêm khai những căn hộ bán trùng là do thiếu tiền kinh doanh phải đi vay của chủ nợ, không có tiền trả nên chủ nợ ép ký bằng hợp đồng mua bán…". Tuy nhiên, theo bà Toàn, việc ông Nghiêm khai những căn hộ bán trùng "do thiếu tiền kinh doanh…" là đã nhận tội. Lời khai này thể hiện ông Nghiêm có đủ hành vi ý thức nhưng vẫn cố ý ký hợp đồng bán một căn hộ cho nhiều người khác nhau.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top