Diễn biến bất ngờ trên thị trường địa ốc của một quận ven trung tâm TP.HCM
Giá nhà đất ở nhiều khu vực thuộc quận ven trung tâm này có xu hướng tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây. Các tuyến đường chạy dọc các phường Tân Thới Hiệp, Phường Thới An, Phường Tân Chánh Hiệp...tăng khá cao.
Thực mục sở thị tại thị trường Q.12 mới đây cho thấy, so với thời điểm quý 3-4/2018, hiện tại từ sau Tết, hoạt động mua bán, công chứng đất đai tại khu vực này bắt đầu sôi động trở lại. Nhiều chủ đầu tư (CĐT) tìm về đây để làm dự án đất nền và căn hộ. Khách có nhu cầu ở thực cũng kéo về đây tìm chốn an cư.
Ghi nhận tại một số phòng công chứng trên địa bàn nhận thấy, hoạt động đăng bộ, công chứng nhà đất nhộn nhịp. Trong đó, những nền đất đã có sổ riêng hút người mua ở thực, trong khi các dự án mở bán giai đoạn đầu nhận được sự quan tâm của giới đầu tư cá nhân.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chủ tịch VNREA: Sao lại cấm người giàu vay mua nhà?
Đây là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tại Diễn đàn bất động sản 2019: Xu hướng đầu tư tổ chức sáng 16/5.
Thị trường còn nhiều khó khăn
Nhận định chung tại Diễn đàn, Chủ tịch Nguyễn Trần Nam cho hay, thị trường bất động sản đi theo sự phát triển của kinh tế, 4 tháng vừa qua, GDP tăng 6,75%, xuất siêu hơn 700 triệu USD, lạm phát nằm trong vòng khống chế. Chỉ số mức độ tiêu dùng thuộc hàng cao nhất khu vực so với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ thấy có dấu hiệu suy giảm, cảnh báo ví như GDP giảm, doanh thu của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán giảm, chiến tranh thương mại có nhiều bất ổn, vốn đầu tư nước ngoài chưa được thuận lợi.
Trong nước, Chính phủ đang mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính nhưng vẫn ở mức hô hào, chưa tạo được điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh.
Riêng trong bất động sản, số lượng dự án được phê duyệt tương đối nhỏ. Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, lượng nguồn cung bất động sản đưa ra thị trường chỉ còn 70% so với quý IV/2018, so với cùng kỳ 2018 chỉ còn 30% và lượng hấp thụ của thị trường so với hàng bán ra vẫn tốt, còn khoảng 60 - 70% nhưng so với lượng tuyệt đối vẫn giảm rất mạnh. Nói chung năm 2018, việc cung ứng hàng hoá rất tốt, giao dịch rất mạnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đại diện Tổng cục thuế: Hai tuần nữa sẽ có báo cáo về Nghị định 20
Tại "Diễn đàn Bất động sản 2019: Xu hướng đầu tư" tổ chức ngày 16/5, giới chuyên gia dự báo thị trường sẽ có nhiều điều kiện để phát triển ổn định nhưng song song với đó vẫn tồn tại những rủi ro về chi phí huy động vốn và chi phí tiếp cận đất.
Trong phần toạ đàm về các chính sách tác động đến thị trường bất động sản, các chuyên gia đã có tranh luận gay gắt về vấn đề liên quan tới dòng vốn cho thị trường, vấn đề về thuế và phí liên quan tới Nghị định 20.
Đặc biệt, Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm kiểm soát giao dịch minh bạch, tránh các hoạt động trốn thuế, chuyển giá trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế về thuế đã gây ra nhiều tranh cãi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Điểm mặt 7 “bánh vẽ” hồ điều hòa
Hà Nội chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án công viên hồ điều hòa, cải tạo hồ. Những dự án đó được kỳ vọng sẽ trở thành lá phổi xanh, điều hòa không khí… Nhưng, kết quả là gì?
Đặc biệt, những năm qua, hàng loạt các chung cư cao tầng đua nhau mọc lên khiến không gian đô thị Thủ đô càng trở nên chật chội. Thế nhưng, trái lại với sự kỳ vọng ấy, rất nhiều dự án công viên hồ điều hòa, cải tạo hồ đang triển khai kiểu “dậm chân tại chỗ”. Thậm chí, có những dự án hơn chục năm trời đến nay vẫn chỉ “nằm trên giấy”.
Trong khi, người dân vẫn phải trông ngóng từng giây, từng phút những công viên hồ điều hòa hay việc cải tạo hồ được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cùng với đó, họ lo ngại việc đất dự án công viên hồ điều hòa, lòng hồ vẫn đang ngày đêm bị lấn chiếm và “xẻ thịt” để sử dụng sai mục đích, thu lời bất chính.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá đất Cần Giờ tăng hơn 200% sau các cơn sốt đất
Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo mới nhất về diễn biến giá đất tại Cần Giờ, huyện đảo giáp biển duy nhất của TP HCM qua các năm 2017-2018 đến quý II/2019, đặc biệt giai đoạn cao điểm năm 2017-2018 có biến động mạnh nhất.
Đây là khoảng thời gian cơn sốt đất tại Sài Gòn lan tới huyện đảo nằm chếch về phía Nam thành phố, thổi lửa vào thị trường nhà đất xã vùng ven này. Cùng với những thông tin về diễn biến của cầu Cần Giờ và dự án lấn biển tại địa phương, trong vòng 28 tháng qua, giá đất nhiều tuyến đường lớn tại 3 xã: Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa đã liên tục leo thang.
Đặng Văn Kiều, một tuyến đường nằm tại xã Cần Thạnh, có biến động giá cao nhất huyện đảo này, từ cột mốc 7,02 triệu đồng mỗi m2 năm 2017 đã nhảy vọt lên vùng giá 21,6 triệu đồng mỗi m2 vào tháng 4/2019, tăng 207%. Cao điểm tăng giá đất trên tuyến đường này rơi vào giai đoạn 2017-2018.