Aa

Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong làn sóng "mang quân đi đánh xứ người"

Thứ Tư, 27/12/2017 - 14:01

15.000 tỷ đồng đổ vào hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Vân Đồn; Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong làn sóng "mang quân đi đánh xứ người"; Cận cảnh gần 10.000 căn hộ tại nhiều dự án tái định cư đang "khát" người ở, rao bán với giá như nhà thương mại; UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ Alibaba;… là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong làn sóng "mang quân đi đánh xứ người"

Theo đánh giá của một số chuyên gia, có 3 lý do chính mà các nhà thầu trong nước cần mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Thứ nhất, hiện tại số lượng lao động ngành xây dựng của Việt Nam đang rất lớn, khoảng 9 nghìn kỹ sư, chuyên gia trên 1 triệu dân, gấp 3 con số các nước lân cận. Để giảm áp lực, cũng là cách để tăng năng suất lao động, không có cách nào khác là… “mang chuông đi đánh xứ người”.

Thứ hai, sức nóng của ngành xây dựng song hành cùng biến động của thị trường bất động sản. Mà đây lại là thị trường biến động không ngừng. Trong giai đoạn “nông nhàn” của thị trường bất động sản, việc tham gia đấu thầu ở nước ngoài cũng là cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.

Thứ ba, vô cùng quan trọng là khi tham gia đấu thầu tại nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước đứng trước cơ hội và áp lực nâng cao trình độ, năng lực thi công. Vượt qua áp lực đó, doanh nghiệp trong nước mới đủ mạnh để đứng vững trước sự “xâm lăng” của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa hiện nay.

Tuy nhiên nếu muốn đứng vững và phát triển trong tình hình cạnh tranh không biên giới, các chuyên gia cho rằng Chính phủ cần xác định xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và có nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh chung của ngành. Cụ thể là cần quyết liệt hơn nữa để đơn giản hoá các thủ tục xây dựng và đầu tư, đồng thời cho phù hợp theo thông lệ quốc tế càng sớm càng tốt.

Trong đàm phán các hiệp định quốc tế, cần quan tâm đưa vào yêu cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu vật tư và phương tiện thi công...

Xem chi tiết tại đây.

Cận cảnh gần 10.000 căn hộ tại nhiều dự án tái định cư đang "khát" người ở, rao bán với giá như nhà thương mại

Tại khu tái định cư Bình Chánh nhiều block chung cư đã hoàn thành nhưng hầu như rất vắng người dọn đến sinh sống. Nguyên nhân là bởi nhiều người dân thuộc diện đền bù nhưng không đủ tiền mua nền tái định cư ở đây bởi khu vực này khá đắt đỏ nên người nghèo không mua nổi đành bán lại suất nhà của mình cho người khác.

Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều giao dịch chào bán nhà tái định cư này như nhà thương mại. Mức giá chào bán các căn hộ này 35-47 triệu đồng/m2. Tuy nhiên theo tìm hiểu, các dự án này chưa được chuyển qua bán thương mại.

Song song đó, tại một dự án tái định cư tọa lạc ngay bên cạnh cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) gồm hơn 300 căn hộ đã được bàn giao gần 2 năm nay nhưng cũng rất "khát" người dân dọn đến sinh sống. Theo tìm hiểu, khu căn hộ này được đầu tư nhằm giải quyền cuộc sống an cư cho hàng trăm hộ dân thuộc diện di dời nhà cửa để xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm. Tuy nhiên, hiện tại cả khu dự án này chỉ lác đác vài người dọn đến sinh sống, đa phần đều đang được rao bán với giá khá cao.

Xem chi tiết tại đây.

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn vụ Alibaba

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có chỉ đạo khẩn gửi đến các đơn vị liên quan đến hoạt động của Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP và Công ty CP Địa ốc Alibaba.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến giao Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46) - Công an TP xử lý các sai phạm của Alibaba; đồng thời, tiếp tục theo dõi, cập nhật các diễn biến, báo cáo tình hình và đề xuất biện pháp không cho Công ty CP Địa ốc Alibaba tham gia các dự án này do thái độ bất hợp tác vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng giao các đơn vị phối hợp với cơ quan báo chí tổ chức họp báo công khai để cảnh báo người tiêu dùng, các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản những thông tin sai sự thật về các khu đất do công ty này công bố làm chủ đầu tư.

Xem chi tiết tại đây.

15.000 tỷ đồng đổ vào hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Vân Đồn

Các dự án đó là khu du lịch sinh thái đảo Phượng Hoàng, quy mô 691 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 5.500 tỷ đồng. Dự án du lịch tại đảo Nất Đất quy mô 116ha, tổng mức đầu tư khoảng 3.150 tỷ đồng; dự án khu du lịch biển Hòn Soi Nhụ quy mô 120ha với tổng mức đầu tư 637 tỷ đồng.

Một dự án khu du lịch sinh thái rộng 452ha gồm sân golf, khách sạn 3-5 sao, khu vui chơi giải trí… với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng tại đảo Cái Bầu. Ngoài ra còn dự án du lịch tại khu Hòn Chín được quy hoạch quy mô 28ha với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ.

Trong kế hoạch phát triển, tỉnh Quảng Ninh cũng đang xúc tiến kêu gọi đầu tư 14 dự án bất động sản du lịch sinh thái quy mô lớn (giai đoạn 2016-2020) và nhiều dự án nhằm phát triển 4 trung tâm du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên. Tỉnh đang ưu tiên 2 dự án có sức lan tỏa lớn cho du lịch là Sân bay Vân Đồn và dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino.

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường bất động sản 2017: Những gam màu sáng tối

Không bùng nổ như giai đoạn 2015 - 2016, thị trường bất động sản năm 2017 tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định, dù có nhiều trở ngại.

Cụ thể, theo báo cáo từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), ngay trong quý đầu tiên của năm, số lượng giao dịch thành công ở cả 3 phân khúc nhà ở, đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng chỉ giảm rất nhẹ so với thời điểm cuối năm 2016 dù có kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài và tâm lý ăn chơi đầu năm.

Trong đó, tại TP.HCM, căn hộ trung cấp (giá từ 25 - 35 triệu đồng/m2) chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất; tại Hà Nội căn hộ trung bình (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm tỷ trọng nhỉnh hơn căn hộ trung cấp, còn tại TP. Đà Nẵng, đất nền là phân khúc giao dịch sôi động nhất. Tính riêng Hà Nội và TP.HCM, tổng lượng giao dịch đạt con số 13.601 giao dịch, trong đó TP.HCM là 7.808 giao dịch và Hà Nội là 3.624 giao dịch.

Sang quý II/2017, đà sôi động tiếp tục được duy trì với ưu thế vẫn nghiêng về phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân. Cụ thể, trong quý II/2017, giao dịch tại 2 thị trường trọng điểm tăng 13,7% so với quý I/2017. Trong đó, thanh khoản tại Hà Nội là 5.417 giao dịch, tại TP.HCM là 9.827 giao dịch. Trong khi đó, đối với thị trường Đà Nẵng, đất nền tiếp tục là phân khúc dẫn dắt thị trường.

Ảnh: Dũng Minh.

Ảnh: Dũng Minh.

Bước sang quý III/2017, thị trường có sự giảm nhiệt đôi chút, một phần do rơi vào tháng Ngâu (tháng 7 Âm lịch), là tháng kiêng kỵ với dân địa ốc. Một phần theo chu kỳ, đây là giai đoạn một số chủ đầu tư hạn chế ra hàng để phục vụ cho những tháng cuối năm - giai đoạn được coi là mùa mua nhà trong năm. Tuy nhiên, lượng giao dịch vẫn đạt được con số ấn tượng với 12.499 giao dịch, gồm 4.955 giao dịch tại Hà Nội và 7.494 giao dịch tại TP.HCM. Sản phẩm chủ đạo vẫn là chung cư trung cấp và bình dân khi chiếm tới 74,5% tổng giao dịch. Trong khi đó, thị trường đất nền tại Đà Nẵng đã có chút giảm nhiệt sau giai đoạn tăng nóng cuối năm 2016 nửa đầu 2017.

Quý cuối cùng của năm 2017, đúng như dự đoán, thị trường có sự sôi động mạnh. Dù chưa có số liệu chính thức, nhưng thống kê sơ bộ theo VNREA, tổng lượng giao dịch tại Hà Nội và TP.HCM ước đạt con số 15.300 giao dịch, trong đó Hà Nội là 5.959 giao dịch và TP.HCM là 9.336 giao dịch. Điểm đáng lưu ý, theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, trong quý cuối năm, giao dịch bất động sản cao cấp đã có sự sôi động hơn so với các quý đầu năm. Các dự án tốt của những chủ đầu tư lớn như Vingroup, Sun Group, Việt Hưng, Phát Đạt… đều có giao dịch cải thiện so với đầu năm.

Xem chi tiết tại đây.

5 vấn đề bất động sản phải đối mặt trong năm 2017

Trong những tháng đầu năm, giá đất phía Đông, Nam và Tây TP.HCM không ngừng leo thang. Mức tăng phổ biến 1,5-2 lần nếu so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ quận 2, 9, Thủ Đức cơn sốt đất nhanh chóng lan ra quận 7, 8, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh, sau đó làn sóng tăng giá đất tiếp tục xuất hiện tại quận 12, Tân Phú, Bình Tân. Những địa bàn vùng ven như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh cũng ghi nhận giá đất tăng gấp 2-3 lần. Hướng biển heo hút là Cần Giờ cũng biến động giá đất mạnh, tăng 70-150%, cá biệt nhiều vị trí vọt lên 200% trong vòng 12 tháng qua.

Cơn sốt đất vùng ven TP HCM hồi đầu năm có dấu hiệu quay trở lại vào cuối năm 2017. Ảnh: Vũ Lê.

Cơn sốt đất vùng ven TP.HCM hồi đầu năm có dấu hiệu quay trở lại vào cuối năm 2017. Ảnh: Vũ Lê.

Cơn sốt đất trên diện rộng tại TP.HCM được cho là đáng lo ngại vì tốc độ quá nhanh. Lãnh đạo thành phố phải dùng đến bàn tay chính sách, siết chặt tình trạng phân lô để hạ nhiệt thị trường. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2017 cơn sốt đất đã quay trở lại vùng ven như Cần Giờ và các phường, xã thuộc quận 9, huyện Bình Chánh với hàng loạt dự án chào bán giá cao hơn so với trước đây.

Các chuyên gia cho rằng cơn sốt đất này có yếu tố ảo nhưng có cả yếu tố thật. Đây là hệ quả của việc thành phố bùng nổ đầu tư hàng loạt các công trình hạ tầng trọng điểm trong vài năm trở lại đây. Cơn sốt đất trong năm 2017 đã để lại không ít quan ngại và cảnh báo về viễn cảnh bong bóng bất động sản tích tụ cho năm kế tiếp.

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: 10 chung cư bị cư dân “căng băng rôn” năm 2017

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị TP. Hà Nội và TP.HCM báo cáo về tình trạng dân cư khiếu nại và phản đối chủ đầu tư (CĐT) tại các dự án bất động sản trước 30/11 để cơ quan này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.

Việc báo cáo này xuất phát từ thực trạng gần đây, tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư gia tăng tại các thành phố trên. Theo ý kiến của cơ quan chức năng, nếu không có giải pháp hợp tình, hợp lý, tranh chấp ngày càng phức tạp và khó giải quyết.

Chỉ riêng từ đầu năm 2017 đến nay, tình trạng tranh chấp chung cư diễn ra trên diện rộng tại Hà Nội từ những khu chung cư giá rẻ cho đến các dự án chung cư cao cấp. Các vấn đề tranh chấp tập trung vào những nội dung như: bàn giao không đúng tiến độ, tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu ban quản trị, phần diện tích chung – riêng, cách tính diện tích căn hộ, phí dịch vụ, phí bảo trì, chất lượng xây dựng, cơi nới trái phép, vấn đề PCCC…

Tại Hà Nội, Reatimes xin điểm lại một số vụ tranh chấp nổi bật trong năm 2017.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top