Điều chỉnh phương án cổ phần hóa Tổng công ty sông Đà
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý giá trị doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu cổ phần bán lần đầu khi cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty sông Đà.
Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà như sau:
Cổ phần nhà nước 229.500.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ;
Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ 822.000 cổ phần, chiếm 0,18% vốn điều lệ;
Cổ phần bán đấu giá công khai: 219.768.000 cổ phần, chiếm 48,82% vốn điều lệ.
Ngân hàng lớn mất uy vì “lọt sạn to”
Sau hàng loạt vụ án liên quan đến Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, uy tín của hệ thống ngân hàng phần nào bị ảnh hưởng. Chưa kể vấn đề nợ xấu, cán bộ nhân viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, hệ thống quản lý lỏng lẻo,… đã làm lòng tin của khách hàng giảm sút đáng kể.
Đánh giá chung báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2017 của các ngân hàng, có thể thấy nợ xấu tại nhiều ngân hàng tầm cỡ trong hệ thống tài chính vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Ví như BIDV, báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 chỉ rõ, mặc dù lợi nhuận tăng mạnh nhưng nợ xấu của ngân hàng cũng "leo thang" không kém. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm riêng ngân hàng đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 54% so với kế hoạch năm 2017. Trong đó lợi nhuận trước thuế quý II/2017 đạt 1.993 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.
Dự án "chết" hút đại gia ngoại
Công ty Nghiên cứu thị trường Jones Lang Lasalle (JLL) vừa cập nhật báo cáo về tình hình các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Theo đó, kể từ đầu năm 2017 đến nay, nhờ dấu hiệu ổn định của thị trường cùng với mức độ mở cửa dành cho nhà đầu tư ngoại, dòng vốn nước ngoài liên tục đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Thương vụ đáng chú ý nhất của nhóm này là việc Chow Tai Fook, một tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý của Hồng Kông (Trung Quốc) nhảy vào siêu dự án casino Nam Hội An. Đây là dự án được cấp phép từ năm 2010, có tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, do liên doanh giữa VinaCapital và một tập đoàn tới từ Malaysia triển khai, nhưng sau khi đối tác Malaysia rút lui, dự án đã bị “đắp chiếu” nhiều năm do khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác thay thế. Sau 4 năm bất động, với sự xuất hiện của Chow Tai Fook, dự án này đã được tái khởi động.
Hà Nội thu hồi 2.164m2 đất để xây dựng khu nhà ở Thượng Thanh
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6760/QĐ-UBND thu hồi 2.164m2 đất (diện tích đất hạ tầng kỹ thuật) thuộc khu C nhà ở tại tổ 18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên giao Công ty TNHH An Quý Hưng sử dụng cùng 3.361m2 đất trúng đấu giá để thực hiện đồng bộ Dự án xây dựng khu nhà ở Thượng Thanh.
Theo đó, trong tổng số 5.525m2 đất, có 1.904m2 đất để xây dựng nhà ở thấp tầng; 3.621m2 đất để xây dựng nhà ở cao tầng; 198,3m2 đất để làm cây xanh, đường giao thông nội bộ...
Theo quy định, trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa, Công ty TNHH An Quý Hưng phải đưa đất vào sử dụng. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kế từ khi nhận bàn giao, Công ty TNHH An Quý Hưng được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này.
Đất thổ cư phía Đông Hà Nội "lên cơn sốt" sau tin xây 4 cây cầu
Thông tin Hà Nội dự định xây liên tiếp 4 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng từ nội thành theo hướng phía Đông và Đông Bắc đã khiến giá đất tại 3 quận huyện ngoại thành là Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm tăng trông thấy. Giới cò đất, nhiều người có tiền đầu cơ và người dân có nhu cầu thực đã vào cuộc săn lùng các khu đất tại đây.
Tại một số khu vực đất huyện Đông Anh, theo ghi nhận của phóng viên giá đất ngay từ thời điểm cây cầu Nhật Tân được triển khai xây dựng, đến nay đã ở ngưỡng 35 - trên 40 triệu đồng/m2, giành cho khu vực có đường vào rộng trên 2m. Các khu vực đất đắt nhất là Đông Hội, Đông Trù, Lê Xá, Đông Ngàn... nằm gần với cầu Đông Trù và trong kế hoạch tại đây sẽ là cầu Tứ Liên (1 trong 4 cây cầu dự kiến của Hà Nội).
Các khu vực khác của huyện này hiện vẫn nằm trong ngưỡng giá từ 13 - 25 triệu đồng/m2 trở lên. Đất bán theo lô, suất được xem là đất đẹp, có quy hoạch giao thông, điện nước hoàn chỉnh thuộc khu đô thị có giá cao hơn dao động từ 40 đến 50 triệu đồng/m2.
Theo nhiều người dân Đông Anh, rất có thể đất ở Đông Anh sẽ lên nữa bởi hạ tầng mới cầu, đường được xây dựng hoàn chỉnh hơn, nhiều dự án cũng đang được mở tại đây khi có hạ tầng được đầu tư.