Aa

Dự án Grand Pacific (Hải Phòng): 4,5 triệu USD của khách hàng có được cứu?

Thứ Hai, 03/07/2017 - 06:01

Dự án Grand Pacific (Hải Phòng): 4,5 triệu USD của khách hàng có được cứu?; Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục leo thang; Hậu cơn sốt đất tại TP.HCM: Giới đầu cơ thấm khổ, chạy ăn từng bữa; Làm giàu từ BĐS, không dễ như quảng cáo;… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Dự án Grand Pacific (Hải Phòng): 4,5 triệu USD của khách hàng có được cứu?

Dự án Grand Pacific có quy mô xây dựng là 22.436,3 m2, gồm 3 tòa nhà chung cư cao 20 tầng, với 470 căn hộ, do Công ty TNHH Đầu tư Pacific làm chủ đầu tư. Ban đầu, Dự án do Công ty TNHH kỹ thuật GNS của Hàn Quốc thực hiện. Đến năm 2009, Công ty TNHH kỹ thuật GNS của Hàn Quốc đã hợp tác với Công ty Lobana của Australia để cùng triển khai dự án.

Dự án Grand Pacific sau 7 năm triển khai mới hoàn thiện phần thô 1 tòa chung cư 20 tầng.

Dự án Grand Pacific sau 7 năm triển khai mới hoàn thiện phần thô 1 tòa chung cư 20 tầng.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, dự án này được cấp giấy phép đầu tư từ năm 2006 và được khởi công từ tháng 4/2007. Mục tiêu của Dự án là xây dựng 3 tòa nhà chung cư để bán, cho thuê và 1 tòa nhà văn phòng cho thuê. Tổng vốn đầu tư là 321 tỷ đồng (lúc đó tương đương 16,8 triệu USD).

Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới góp vốn được gần 8,2 triệu USD để thực hiện Dự án. Trong khi đó, họ đã thực hiện huy động vốn của khách hàng mua 107 căn hộ của 2 tòa nhà đã xây xong móng, với tổng số tiền gần 4,5 triệu USD.

Xem chi tiết tại đây.

Giá thuê đất khu công nghiệp tiếp tục leo thang

Jones Lang LaSale (JLL) Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường khu công nghiệp các tỉnh phía Nam quý II/2017. Theo đó, cả vùng TP HCM đều xuất hiện tình trạng tăng giá thuê đất công nghiệp dù năm 2016 thị trường đã liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.

Cụ thể, giá thuê đất trung bình mỗi m2 trên chu kỳ thuê tại các khu công nghiệp TP HCM đã vọt lên 140,2 USD mỗi m2 cho chu kỳ thuê trong khi các tỉnh, thành phố còn lại giáp ranh Sài Gòn cũng đạt mức giá thuê 30-100 USD một m2.

Điểm đặc biệt là thời hạn thuê còn lại của khá nhiều khu công nghiệp các tỉnh phía Nam đang bị rút ngắn dần do số năm khai thác sẽ bị trừ đi trên tổng chu kỳ thuê đất (phổ biến là 50 năm).

Xem chi tiết tại đây.

Những thách thức lớn khi đầu tư vào “ngôi nhà thứ hai”

Đối với thị trường “Ngôi nhà thứ hai” tại Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc, nguồn cầu và nguồn cung đang gặp phải những thách thức lớn. Tại các thị trường này, nếu chỉ tính đến nguồn cung trong tương lai có khả năng đi vào hoạt động trong phân khúc từ hạng trung đến cao cấp, nguồn cung sẽ tăng gần 30% trong mỗi năm trong giai đoạn ba năm tới. 

Dự kiến, hoạt động kinh doanh tại các thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong những năm tới mặc dù mức độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế & khách nội địa vẫn khá ổn định.

Đa số các dự án

Đa số các dự án "ngôi nhà thứ hai" vẫn trong quá trình xây dựng và chưa được đưa vào vận hành.

Hầu hết các dự án “Ngôi nhà thứ hai” đều đạt được thành công nhất định trong việc chào bán trên thị trường. Tuy vậy, đa số các dự án này vẫn trong quá trình xây dựng và chưa được đưa vào vận hành. Ngoài ra, rất nhiều chủ đầu tư đưa ra mức cam kết lợi nhuận cao, làm tăng đáng kể mức độ rủi ro cho cả chủ đầu tư và người mua. 

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội: Cận cảnh biệt thự, nhà hàng "mọc" trái phép ở hồ Đầm Trị

Các hộ dân sống lâu năm tại khu vực xóm Chùa, phường Quảng An cho biết, đất tại xung quanh khu vực hồ Đầm Trị chủ yếu là đất nông nghiệp được kê khai và đóng thuế đất hàng năm. Tuy nhiên, nhiều công trình sai phép đang được xây dựng kiên cố.

Bên cạnh đó, tình trạng xử dụng sai, lấn chiếm diện tích của hồ Đầm Trị để dựng nhà hàng, tự ý đổ phế thải, kè đá… đang khiến người dân bức xúc. Hơn nữa, việc sai phạm trên đã tồn tại từ lâu nhưng không được cơ quan chức năng xử lý.

Những ngôi nhà, biệt thự xây dựng kiên cố nằm sát ven hồ Đầm Trị và cách Hồ Tây không xa. Người dân ở đây không ai là không biết nhiều ngôi nhà chỉ có sổ xanh (xây dựng trên đất nông nghiệp) không hề có giấy phép xây dựng.

Những ngôi nhà, biệt thự xây dựng kiên cố nằm sát ven hồ Đầm Trị và cách Hồ Tây không xa. Người dân ở đây không ai là không biết nhiều ngôi nhà chỉ có sổ xanh (xây dựng trên đất nông nghiệp) không hề có giấy phép xây dựng.

Liên quan tới vấn đề này, ông Đặng Văn Hồi, Phó Chủ tịch phường Quảng An thừa nhận, có việc xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp nhưng không nhiều. Tuy nhiên, khi được hỏi, con số không nhiều là bao nhiêu thì ông Hồi lại từ chối không cung cấp thông tin cụ thể.

Ông Hồi cũng cho biết, ở Đầm Trị không chỉ có đất nông nghiệp mà có cả đất ở xen kẽ. Hiện UBND phường đang làm việc với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành khảo sát, thống kê và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND quận. 

Xem chi tiết tại đây.

Hậu cơn sốt đất tại TP.HCM: Giới đầu cơ thấm khổ, chạy ăn từng bữa

Trước “sự mạnh tay” của lãnh đạo TP.HCM, giá đất nền của Thành phố đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc CTCP BĐS Asian Holdings, đất nền là nhu cầu muôn thủa của người Việt Nam. Do đó, nhà liền thổ, nhất là đất nền có sổ đỏ ở những khu vực thuận lợi giao thông vẫn giữ giá, thậm chí có xu hướng tăng giá.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đất nền được phân làm 2 loại, gồm đất xen kẹt và đất do các doanh nghiệp địa ốc tạo lập. Với đất xen kẹt và đất thổ cư tại những vị trí có tiềm năng phát triển, pháp lý rõ ràng, giá ổn định và có thể tăng. Với đất của các doanh nghiệp tạo lập, giá cũng sẽ ổn định, nhưng mức độ tăng giá phụ thuộc vào chất lượng dự án.

"Khi giá đất nền tăng, các khu vực lân cận cũng sẽ tăng theo. Khu vực nào có giá ảo, thì hiện không có giao dịch và cũng nhanh chóng giảm mạnh. Chúng ta cần biết, giá đất không tăng giống nhau ở các khu vực khác nhau. Có nơi tăng ảo, nhưng có nơi tăng thật", ông Hậu nói.

Xem chi tiết tại đây.

Làm giàu từ BĐS, không dễ như quảng cáo

Ông Đào Duy Hưởng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư BĐS Đào Nguyên lại nhìn nhận, nhiều nhà đầu tư BĐS đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức vẫn theo phong trào, trong khi lại không nắm bắt kịp thời các thông tin trên thị trường khiến việc đầu tư bị thất bại.

“Nhiều người cho rằng, việc kinh doanh BĐS sẽ giàu có rất nhanh mà không phải sử dụng tiền của mình, thậm chí lợi nhuận phát sinh chỉ sau một đêm. Đây là những ảo tưởng hết sức nguy hiểm bởi lợi nhuận chỉ sinh ra từ những cơ sở nhất định”, ông Hưởng nhấn mạnh.

Đầu tư BĐS mang đến cơ hội làm giàu, nhưng cũng gắn với nhiều thách thức. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đầu tư BĐS mang đến cơ hội làm giàu, nhưng cũng gắn với nhiều thách thức. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tâm lý phổ biến của khá nhiều nhà đầu tư BĐS là mong muốn tạo ra thu nhập thụ động từ nguồn vốn đầu tư thay vì gửi tiết kiệm, hoặc mong muốn cơ hội giàu lên nhanh chóng nhờ việc mua được những BĐS có khả năng tăng giá mạnh.

Còn hình tượng các diễn giả hướng tới và xây dựng đó là những thành tựu thần kỳ nhờ BĐS. Tuy nhiên, các kiến thức chia sẻ đôi khi chỉ mang tính tham khảo, chứ không hẳn đã là cẩm nang để nhà đầu tư có thể học tập, làm theo.

"Tôi nhận thấy các lớp đào tạo kiểu này không đi vào thực chất nhiều, không giải quyết được các vấn đề mấu chốt của các nhà đầu tư là làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả sinh lời. Nhiều khi các diễn giả đưa ra những phân tích và ví dụ rất trên trời và không mang tính kiểm chứng.

Xem chi tiết tại đây.

Nhà ở xã hội sẽ tăng giá?

Theo ông Trần Đình Quý – Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Tây Nha Trang, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa, hiện trên địa bàn Nha Trang la liệt dự án nhà ở xã hội đang dừng triển khai hoặc hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân một phần là do giá bán những căn hộ này đang quá cao so với thu nhập của người dân. 

Ông Quý dẫn chứng, chung cư cho người thu nhập thấp An Bình có 130 căn nhà ở xã hội, ngày mở bán DN phát hành 225 hồ sơ nhưng chỉ ký hợp đồng được 7 hồ sơ; chung cư An Thịnh 160 căn, phát hành 72 hồ sơ chỉ nhận 10 hồ sơ đăng ký (chưa ký hợp đồng).

“Nguyên nhân bởi nhà ở xã hội nhưng các căn hộ lại có giá bán từ 13 – 16 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư đã giảm diện tích căn hộ từ 70 m2 xuống còn 45 m2/căn, coi như một giải pháp làm giảm giá mỗi căn nhà xuống nhưng tình hình cũng chẳng khá lên” – ông Quý cho biết.

Tại Hà Nội, tình trạng còn bi đát hơn. Sau khi được thành phố chấp thuận chủ trương điều chỉnh từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội vào đầu năm 2013, dự án dự án nhà ở xã hội Bright City thuộc xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội) do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long làm chủ đầu tư mặc dù ở xa Trung tâm Hà Nội đến 20 km nhưng vẫn được chủ đầu tư đẩy giá lên hơn 14 triệu đồng một m2, trong khi giá đất thổ cư ở khu vực xung quanh đó chỉ ở mức 12-15 triệu đồng. 

Sau gần 3 năm mở bán, dự án vẫn đang tiếp nhận hồ sơ mua nhà đợt 4 với cả nghìn căn hộ chưa bán được. Danh sách người mua chủ đầu tư gửi lên Sở Xây dựng trong đợt mở bán thứ 3 cũng chỉ có 6 người đăng ký trong khi quy mô dự án xấp xỉ 1.500 căn.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top