Aa

Dự án ở Vĩnh Phúc vừa giao đất đã phân lô bán nền: Bộ TNMT đề nghị kiểm tra

Thứ Sáu, 03/08/2018 - 14:01

Dự án ở Vĩnh Phúc vừa giao đất đã phân lô bán nền: Bộ TNMT đề nghị kiểm tra; Nhiều dự án căn hộ Sài Gòn "cháy" room bán cho khách ngoại; Chìa khóa mở cánh cửa “thành phố thông minh”; Bất động sản TP.HCM: An toàn nhưng vẫn cần cảnh giác;... là những tin tức nổi bật về bất động sản 24 giờ qua.

Dự án ở Vĩnh Phúc vừa giao đất đã phân lô bán nền: Bộ TNMT đề nghị kiểm tra

Văn bản do Cục trưởng Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai Trần Phi Hùng ký ban hành ngày 23/7/2018, nêu rõ: Ngày 18/7/2018, báo chí có đăng tin “Dự án ở Vĩnh Phúc vừa giao đất đã phân lô bán nền” với nội dung: Dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại tại huyện Vĩnh Tường do Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long (Công ty Thăng Long) làm chủ đầu tư với quy mô diện tích hơn 186ha, dự án nằm trên địa phận 3 xã Tân Tiến, Lũng Hòa và Yên Lập, huyện Vĩnh Tường.

Bên cạnh công trình kiên cố đang được người dân sử dụng sinh sống, buôn bán, nhiều công trình vẫn thi công rầm rộ trên đất dự án sau lệnh kiểm tra, dừng các hoạt động tại dự án của các cấp chính quyền (Ảnh chụp ngày 27/7).

Bên cạnh công trình kiên cố đang được người dân sử dụng sinh sống, buôn bán, nhiều công trình vẫn thi công rầm rộ trên đất dự án sau lệnh kiểm tra, dừng các hoạt động tại dự án của các cấp chính quyền (Ảnh chụp ngày 27/7).

Ngày 1/6/2018, chủ đầu tư mới có quyết định giao 12ha đất đã giải phóng mặt bằng tại 2 xã Lũng Hòa và Tân Tiến; công ty chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai do cơ quan chức năng đang tiến hành quá trình xác định nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước khi thực hiện dự án nhưng từ tháng 9/2017 công ty đã mở bán một số lô ở vị trí này với giá 8-9 tỷ đồng/lô 100m2 (theo giải thích của nhân viên công ty do dự án chưa đủ thủ tục nên khách hàng khi mua sẽ ký hợp đồng góp vốn, đóng tiền 55% tổng giá trị hợp đồng, sau khi thủ tục dự án hoàn tất sẽ ký lại hợp đồng mua bán).

Công ty Thăng Long đã tiến hành xây nhà, bàn giao cho khách hàng đến hoàn thiện, sinh sống, kinh doanh công khai.

“Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin phản ánh của báo chí đề xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi kết quả về Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai trước ngày 30/8/2018” – văn bản nêu.

Xem chi tiết tại đây.

Bất động sản TP.HCM: An toàn nhưng vẫn cần cảnh giác

Theo số liệu của ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM, nguồn cung nhà ở nói chung trong nửa đầu năm nay tại TP.HCM thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, có gần 4.000 căn nhà cao cấp được đưa ra thị trường so với gần 5.200 căn nhà cao cấp trong cùng kỳ năm trước; nhà ở phân khúc trung cấp là 3.700 căn so với hơn 5.000 căn cùng kỳ năm trước và nhà ở phân khúc bình dân là 1.914 căn so với cùng kỳ năm trước là 6.200 căn.

Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn còn tiềm năng, nhưng một số phân khúc đang có diễn biến khó lường.

Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn còn tiềm năng, nhưng một số phân khúc đang có diễn biến khó lường.

Ông Sơn cho rằng, không thể nhận xét là thị trường đang xấu đi, mà thị trường vẫn tương đối ổn định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm trên địa bàn Thành phố đạt 7,5%, trong khi cả nước tăng 7,8%.

Trong đó, cơ cấu tín dụng trung và dài hạn chiếm 53%, còn lại là cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn chiếm 10% tổng tín dụng (trên cả nước, tỷ lệ này chiếm khoảng 7 - 8%).

Xem chi tiết tại đây.

Chìa khóa mở cánh cửa “thành phố thông minh”

Theo Tiến sĩ Đặng Đức Long, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh (VNUK), Đại học Đà Nẵng thì nghiên cứu về thành phố tương lai là một chủ đề rất rộng nhưng vô cùng cấp thiết trước diễn biến đô thị hoá nhanh chóng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Ngày nay, 55% dân số thế giới đang sống ở các đô thị và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên tới 68% vào năm 2050 theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc.

Điều này tương đương với việc các đô thị trên thế giới sẽ có thêm 2,5 tỷ người vào năm 2050, với 90% dân số tăng thêm đó diễn ra ở châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, tốc độ đô thị hoá đang ở mức 3% hàng năm so với 4,4 % ở Indonesia, 2,8% ở Thailand, 2,4% ở Malaysia, và 1,3% ở Philippines).

Đồ Họa: Thành Nguyễn.

Đồ Họa: Thành Nguyễn.

Với tốc độ này, hàng năm có hơn 1 triệu người dân bổ sung vào số dân đô thị ở Việt Nam và tỷ lệ dân số đô thị trên cả nước ước đạt 45% vào năm 2020 theo báo cáo về các thách thức trong đô thị hoá ở Việt Nam của Đại học RMIT.

Xu thế phát triển đó đặt ra cho các thành phố trên thế giới nhiều áp lực trong chiến lược phát triển đô thị một cách bền vững, duy trì tăng trưởng kinh tế và phát triển việc làm đi đôi với đảm bảo an ninh công cộng, duy trì và nâng cao cơ sở hạ tầng, thoả mãn nhu cầu về nhà ở, năng lượng, giáo dục và y tế cho cư dân một cách bình đẳng, đồng thời, duy trì một môi trường sống trong lành.

Các nhu cầu đòi hỏi đa dạng, nhiều khi trái ngược nhau, trong một không gian tập trung cao này luôn làm khó những người làm chính sách, những người quản lý và cả cư dân của các thành phố. Và thành phố thông minh là xu hướng phát triển, cũng lại là giải pháp cho câu chuyện đô thị hóa và gia tăng dân số.

Xem chi tiết tại đây.

Tác động thực sự từ chính sách khiến giới đầu tư địa ốc e ngại

Theo Jacques Gordon - Giám đốc Chiến lược của JLL, bên cạnh tham nhũng thì việc “thực thi các chính sách có chọn lọc” cũng là yếu tố gây ra các vấn đề minh bạch, nhiều quốc gia xem đây là việc bình thường, và các chính sách chỉ được thực hiện khi có sức ép từ Chính phủ.

Điển hình tại Trung Quốc, rất khó để dự đoán mục đích sử dụng đất ở một số tỉnh vì những quy định về quy hoạch các dự án tái phát triển và tái định cư đã thay đổi. Thuế và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện “theo lý thuyết” với mức độ minh bạch cao chỉ ở một số tỉnh, không phải toàn bộ.

Tình trạng này cũng phổ biến ở các nước liên bang như Brazil, Mexico, Hoa Kỳ và Canada, nơi chính quyền địa phương có các phương thức tiếp cận rất khác nhau để thực thi mã phân vùng và tổ chức hệ thống đánh giá công bằng về thuế tài sản.

Tại Kenya, trách nhiệm thực thi chính sách phân vùng từ cấp quốc gia xuống cấp địa phương, đang gây ra nhiều tranh cãi. 

"Mặc dù nhiều thị trường đã có những bước cải thiện đột phá trong những năm gần đây, nhưng vẫn phải xác định rõ những khó khăn trong việc thực thi các điều luật mới”, theo Gordon.

Cũng theo chuyên gia của JLL, ngày càng có nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng vốn vào bất động sản, do đó sức ép đang tăng lên đối với các Chính phủ toàn cầu không chỉ trong việc ban hành mà còn việc thi hành các điều luật mới.

Xem chi tiết tại đây.

 

Nhiều dự án căn hộ Sài Gòn "cháy" room bán cho khách ngoại

Anh Thiện đầu tư căn hộ quận 2, TP HCM, có khách nước ngoài mua giá cao nhưng dự án hết room ngoại, đành bán rẻ hơn cho người Việt.

Căn hộ của anh Thiện thuộc phân khúc chung cư cao cấp tại phường Thảo Điền, giá nhà đã hoàn thiện nội thất trên 4 tỷ đồng. Căn hộ có view toàn khu biệt thự quanh "phố nhà giàu" quận 2 và hướng ra sông Sài Gòn. Sau một thời gian cho thuê, có khách Tây ngỏ ý mua với giá 5,5 tỷ đồng, anh Thiện đồng ý bán vì nhẩm tính tỷ suất sinh lời cao.

Tuy nhiên, khi liên hệ chủ đầu tư để tìm hiểu về quá trình giao dịch với người nước ngoài, anh Thiện được thông báo dự án đã hết room bán cho khối ngoại. Cuối cùng, vì muốn chốt lời để có tiền đầu tư làm ăn, anh Thiện đành bán cho người Việt với giá mềm hơn nửa tỷ đồng, chốt giao dịch 5 tỷ.

Thị trường căn hộ khu Đông TP HCM nhìn từ trục Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trần.

Thị trường căn hộ khu Đông TP.HCM nhìn từ trục Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trần.

Trong khi đó, ông Lương, một nhà đầu tư căn hộ tại quận 2, cũng từng gặp sự cố vì nhận cọc bán cho khách nước ngoài trong khi dự án đã hết sạch room dành cho khối ngoại. Anh Lương cho biết, cuối 2017 anh mua lướt sóng căn hộ cao cấp tại Xa lộ Hà Nội, quận 2, sau đó bán lại cho một khách nước ngoài đầu năm 2018. Không may, khi vừa ký hợp đồng cọc xong, chủ đầu tư mới thông báo hết room bán cho người nước ngoài. Giao dịch của anh Lương vì vậy bị giam lại hơn một tháng để tìm khách Việt bán lại với khoản tiền chênh lệch thu về thấp hơn.

Là quản lý kinh doanh bất động sản tại khu Đông TP HCM có thâm niên 7 năm, anh Song Hải tiết lộ, trường hợp giao dịch bị vướng vì hết room ngoại không phải là cá biệt tại các dự án tại quận 2, đặc biệt là thuộc phường Thảo Điền. Trong vòng 6 - 18 tháng qua, do khu vực phường Thảo Điền có lịch sử được khách Tây và mới xuất hiện thêm khách gốc Á ưa chuộng, nên một lượng khá lớn người nước ngoài muốn mua nhà tại đây, cả trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư bán) lẫn thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại).

Xem chi tiết tại đây.

Sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào để đầu tư bất động sản hiệu quả, hạn chế rủi ro?

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, với 1 tỉ đồng trong tay, NĐT có thể vay thêm ngân hàng từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng để lựa chọn sản phẩm trên dưới 2 tỉ để đầu tư. Nguyên tắc là vay ngân hàng không quá 50% giá trị sản phẩm đầu tư nhằm hạn chế rủi ro.

Bà Dung dẫn chứng, chẳng hạn, bạn định đầu tư vào sản phẩm trị giá 2 tỉ đồng thì chỉ nên vay ngân hàng từ 800 – 1 tỉ đồng. Đòn bẩy tài chính rất có hiệu quả nếu chúng ta vay ở tỉ lệ 50% trở xuống của dự án. Nếu cao hơn nữa, gánh nặng tài chính là rất lớn.

Theo bà Dung, nếu đầu tư vào căn hộ tại Q.9 thì khả năng NĐT cho thuê căn hộ 10 triệu đồng/tháng, tỉ suất lợi nhuận cho thuê thay vì trước đây có 1 tỉ đồng thì dạt khoảng 4%, bây giờ lên 2 tỉ đồng có thể đạt 6.5%/năm.

Hiện tại, việc siết chặt tín dụng bất động sản cũng ảnh hưởng một phần đến việc dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản của NĐT cá nhân. Theo bà Dung, thông thường ngân hàng không sẵn lòng cho vay với dự án hình thành trong tương lai. Ngân hàng chỉ cho vay với các dự án có liên kết với ngân hàng. NĐT các nhân muốn đi vay ngân hàng để mua bất động sản thì phải dùng tài sản riêng để thế chấp.

Xem chi tiết tại đây.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top